Kiểm soát chất lượng sữa cho trẻ em
Khách hàng chọn mua sữa tại Co.op Mart Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Sản xuất sữa bột cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi là ngành công nghiệp thực phẩm quan trọng, Là lĩnh vực cần được quan tâm đúng mức vì sự phát triển của trẻ em, chủ nhân tương lai của nước nhà. Thế nhưng thông tin về chất lượng sữa chưa đủ độ tin cậy.Giá cao, thiếu kiểm soát chất lượngNước ta có khoảng 1,5 triệu trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Trong đó, do hoàn cảnh, nhiều em thiếu sữa mẹ, rất cần bổ sung dinh dưỡng từ sữa bột.Đầu năm nay, tại Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22-2-2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nổi bật là các giải pháp về chính sách xây dựng các "quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ". Theo đó, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp (DN) đầu tư sản xuất và cung ứng các sản phẩm dinh dưỡng đặc thù hỗ trợ vùng nghèo, vùng khó...
Khách hàng chọn mua sữa tại Co.op Mart Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP Hồ Chí Minh. |
Giá cao, thiếu kiểm soát chất lượng
Nước ta có khoảng 1,5 triệu trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Trong đó, do hoàn cảnh, nhiều em thiếu sữa mẹ, rất cần bổ sung dinh dưỡng từ sữa bột.
Đầu năm nay, tại Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22-2-2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nổi bật là các giải pháp về chính sách xây dựng các “quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ”. Theo đó, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp (DN) đầu tư sản xuất và cung ứng các sản phẩm dinh dưỡng đặc thù hỗ trợ vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là phụ nữ có thai, trẻ em dưới năm tuổi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Nhằm góp phần cung cấp thông tin hỗ trợ việc xây dựng chính sách liên quan đến sản xuất, kinh doanh các mặt hàng sữa trẻ em, vừa qua, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp Nhóm chuyên gia độc lập thuộc Tổ chức Thống nhất, Tín thác và Bảo vệ người tiêu dùng (CUTS), là tổ chức phi lợi nhuận, có trụ sở chính đặt tại Ấn Độ, đã tiến hành nghiên cứu về tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em từ 0 đến 12 tháng tuổi tại nước ta, trong các năm 2009, 2010 và 2011.
Theo đó, nước ta có 28 DN với 50 nhãn hàng khác nhau trong phân khúc thị trường sữa công thức cho trẻ dưới sáu tháng tuổi và 27 DN với 53 nhãn hàng khác nhau trong phân khúc thị trường sữa công thức dành cho trẻ từ sáu đến 12 tháng tuổi. Trên các sạp hàng, có thể thấy lượng cung về sữa dành cho trẻ em là khá lớn, nhưng lượng cầu có khả năng thanh toán lại không nhiều. Thị trường tiêu thụ thường tập trung ở các thành phố lớn, khu đô thị đông dân cư, còn thị trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hầu như còn bỏ ngỏ. Không phải trẻ em ở các vùng này không muốn uống sữa, mà do khả năng sức mua có hạn.
Đáng lưu ý là, số DN trong nước sản xuất sữa bột cho trẻ em đang phát triển. Chỉ tính riêng Vinamilk đã vượt lên dẫn đầu thị trường (tính theo khối lượng tiêu thụ). Công ty này chiếm 29% thị phần sữa cho trẻ dưới sáu tháng tuổi; và chiếm 31,1% thị phần sữa cho trẻ từ sáu đến 12 tháng tuổi.
Nhờ có ưu thế về giá, về tính phù hợp với trẻ em nước ta, lại tích cực đưa hàng về vùng sâu, vùng xa, các loại sản phẩm sữa sản xuất trong nước đang dần được nhiều người tiêu dùng (NTD), nhất là ở vùng nông thôn, vùng núi, lựa chọn.
Tuy nhiên, theo Phó Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung, mặc dù số DN sản xuất sữa cho trẻ dưới 12 tháng tuổi nhiều, nhãn hàng phong phú, nhưng thị trường bán lẻ thiếu tính hệ thống, thiếu chuyên nghiệp; thông tin về chất lượng, công dụng của sữa chưa đủ độ tin cậy; DN chỉ lo quảng cáo thương mại để bán hàng, chưa có hướng dẫn sử dụng sữa một cách có hiệu quả cho NTD, trong khi giá bán cao, lại thiếu cơ quan kiểm soát chất lượng sữa.
Một số kiến nghị
Trước hết, cần chấn chỉnh ngay những yếu kém nêu trên. Từng DN chủ động đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế để có thể tìm ra một hướng đi, một chỗ đứng trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi, nhất là thị trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hai là, sớm miễn, giảm thuế nhập khẩu sữa bột nguyên liệu. Theo Giám đốc văn phòng CUTS tại Hà Nội, Phạm Quế Anh, các mặt hàng sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, dù sản xuất tại nước ta hay nhập khẩu thành phẩm, thì đều có chung nguyên liệu là sữa bột gầy cung cấp trên thị trường thế giới. Vì vậy, giá sữa cho trẻ em ở nước ta không chỉ phụ thuộc vào biến động giá sữa bột gầy trên thế giới, mà còn bị ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ giá hối đoái và mức thuế áp dụng cho mặt hàng này.
Ba là, có chế tài kiểm tra chất lượng sữa và vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo TS Vương Ngọc Tuấn, Phó Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam (VINASTAS): Cần có cơ chế bảo đảm các kênh thông tin về sản phẩm tới NTD một cách thuận tiện. Một mặt, các kênh thông tin chính thống được đăng ký với các cơ quan quản lý có trách nhiệm khi thông tin về sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Mặt khác, cũng cần có cơ chế và tạo nguồn lực cho các tổ chức xã hội kiểm tra, giám định chất lượng và thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm sữa cho trẻ em trên thị trường, nhằm cung cấp thông tin so sánh cập nhật cho NTD.
Làm tốt những việc nêu trên không chỉ NTD được bảo vệ mà còn hỗ trợ DN trong nước sản xuất, kinh doanh mặt hàng sữa trẻ em phát triển đúng hướng, tạo ra môi trường cạnh tranh hiệu quả.
Theo Nhandan
Ý kiến ()