Cán cân thương mại nước ta đang chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ lệ nhập siêu/kim ngạch xuất khẩu giảm từ 29,2% năm 2007 xuống 28,6% năm 2008 và còn 17,3% năm 2010 (so với mục tiêu dưới 20%). Theo Bộ Công thương, năm 2010 cả nước nhập khẩu khoảng 84 tỷ USD hàng hóa.Trong đó, nhóm hàng cần thiết nhập khẩu, chủ yếu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng trong nước; phục vụ cho đầu tư xây dựng các công trình, dự án chiếm tỷ trọng 80%. Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu chiếm tỷ trọng 5% và nhóm hàng hạn chế nhập khẩu chiếm 6%. Bộ Công thương đặt kế hoạch tỷ lệ nhập siêu/kim ngạch xuất khẩu cho năm 2015 khoảng 14%; trước mắt năm nay là dưới 18%.Để kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm dần nhập siêu, bên cạnh đẩy mạnh xuất khẩu cần làm tốt các nhóm giải pháp đã thực hiện và đang triển khai trong khuôn khổ các cam kết quốc tế. Đó là, tiếp tục rà soát và bổ sung danh mục hàng tiêu dùng phải nộp thuế trước khi thông quan. Kiểm tra...
Cán cân thương mại nước ta đang chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ lệ nhập siêu/kim ngạch xuất khẩu giảm từ 29,2% năm 2007 xuống 28,6% năm 2008 và còn 17,3% năm 2010 (so với mục tiêu dưới 20%). Theo Bộ Công thương, năm 2010 cả nước nhập khẩu khoảng 84 tỷ USD hàng hóa.
Trong đó, nhóm hàng cần thiết nhập khẩu, chủ yếu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng trong nước; phục vụ cho đầu tư xây dựng các công trình, dự án chiếm tỷ trọng 80%. Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu chiếm tỷ trọng 5% và nhóm hàng hạn chế nhập khẩu chiếm 6%. Bộ Công thương đặt kế hoạch tỷ lệ nhập siêu/kim ngạch xuất khẩu cho năm 2015 khoảng 14%; trước mắt năm nay là dưới 18%.
Để kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm dần nhập siêu, bên cạnh đẩy mạnh xuất khẩu cần làm tốt các nhóm giải pháp đã thực hiện và đang triển khai trong khuôn khổ các cam kết quốc tế. Đó là, tiếp tục rà soát và bổ sung danh mục hàng tiêu dùng phải nộp thuế trước khi thông quan. Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu với các mặt hàng thuộc danh mục nhóm 2 theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hàng hóa theo danh mục phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (gồm 13 nhóm hàng) theo quy định của ngành y tế. Rà soát việc nhập khẩu thiết bị viễn thông, tránh nhập khẩu quá mức cần thiết. Tiếp tục cấp giấy phép nhập khẩu tự động với một số hàng tiêu dùng và áp dụng với một số sản phẩm thép trong nước đã sản xuất được và đáp ứng được nhu cầu. Xây dựng danh mục hàng thực phẩm cần hạn chế nhập khẩu theo đường thương mại, đường biên mậu và cư dân biên giới. Xây dựng danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được thay thế hàng nhập khẩu. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật với một số sản phẩm thép trong nước đã sản xuất được và với các mặt hàng thuộc nhóm 2 theo quy định của Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa. Quy định kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật nhập khẩu trước khi thông quan. Áp dụng thí điểm việc kiểm tra xuất xứ, chất lượng hàng hóa trước khi hàng được xếp lên tàu tại nước xuất khẩu hoặc kiểm tra quy trình sản xuất tại nước ngoài. Thực hiện quy định yêu cầu doanh nhân phải xuất trình giấy chứng nhận lưu thông hợp pháp với hàng hóa nhập khẩu theo danh mục ban hành… Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, xem xét nâng giá tính thuế tối thiểu với hàng tiêu dùng không thiết yếu theo danh mục đã ban hành. Nghiên cứu quy định thời hạn nộp thuế và áp dụng các biện pháp liên quan đến thông quan hàng hóa, cửa khẩu thông quan theo đối tượng hàng hóa; bổ sung các loại thuế, phí khác ngoài thuế nhập khẩu…
Để cải thiện cán cân thanh toán đang nhập siêu lớn hiện nay, cần nhiều giải pháp đồng bộ kết hợp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; tiếp tục xu hướng tích cực hai năm gần đây có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Từng bước xây dựng chiến lược xuất khẩu bền vững, khắc phục điểm yếu hiện nay là chuyển dịch cơ cấu mặt hàng vẫn chủ yếu theo bề rộng chưa đi vào chiều sâu, chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh sẵn có chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh bằng việc xây dựng và phát triển công nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn. Do vậy, tỷ lệ nhập khẩu cao về nguyên liệu gia công hiện nay thể hiện tính gia công lớn trong nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép, điện tử… Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Ưu tiên dùng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị sản xuất trong nước là yếu tố quan trọng để giảm dần nhập siêu.
Theo VietNamNet
Ý kiến ()