Kiểm điểm phải làm rõ người chịu trách nhiệm và hướng xử lý
Trong 2 ngày 22,23//10, một số đơn vị trực thuộc Thành ủy Hà Nội đã tổ chức kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". * Ngày 23/10, Ban Thường vụ Huyện ủy Phúc Thọ tổ chức Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI.Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Ngô Thị Doãn Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố ghi nhận, công tác chuẩn bị của Huyện ủy nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình quy định; đồng thời, nhấn mạnh việc kiểm điểm, phải bảo đảm theo phương châm không hình thức, chiếu lệ, tránh tình trạng làm lướt, nể nang, qua loa, nhưng cũng cần tránh lợi dụng kiểm điểm, hạ uy tín của nhau… Trên tinh thần đó, đồng chí mong muốn quá trình kiểm điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy Phúc Thọ diễn ra trong sáng, trách nhiệm, chân thành, có lý có tình, vì lợi ích chung, làm đến đâu chắc đó,...
Trong 2 ngày 22,23//10, một số đơn vị trực thuộc Thành ủy Hà Nội đã tổ chức kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
* Ngày 23/10, Ban Thường vụ Huyện ủy Phúc Thọ tổ chức Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Ngô Thị Doãn Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố ghi nhận, công tác chuẩn bị của Huyện ủy nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình quy định; đồng thời, nhấn mạnh việc kiểm điểm, phải bảo đảm theo phương châm không hình thức, chiếu lệ, tránh tình trạng làm lướt, nể nang, qua loa, nhưng cũng cần tránh lợi dụng kiểm điểm, hạ uy tín của nhau… Trên tinh thần đó, đồng chí mong muốn quá trình kiểm điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy Phúc Thọ diễn ra trong sáng, trách nhiệm, chân thành, có lý có tình, vì lợi ích chung, làm đến đâu chắc đó, giúp nhau cùng tiến bộ, giữ gìn đoàn kết nội bộ để xây dựng đơn vị vững mạnh…
Đồng chí Ngô Thị Doãn Thanh nhấn mạnh và yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy cần phân tích rõ trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, lĩnh vực mình phụ trách; mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể đã thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”; đồng thời gắn với nội dung 19 điều đảng viên không được làm để “soi” lại mình, thấy những hạn chế, khuyết điểm để có hướng khắc phục.
Việc kiểm điểm cần đánh giá cả thành tích, làm rõ hạn chế, khuyết điểm nhất là ở một số khâu nhạy cảm liên quan đến người dân và tổ chức trong những lĩnh vực như: quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng; phê duyệt kinh phí, giải quyết thủ tục hành chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề xuất giải pháp khắc phục yếu kém….
* Ngày 23/10, Đảng Đoàn cơ quan Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân các đồng chí trong Đảng Đoàn cơ quan Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Tưởng Phi Chiến phát biểu tại Hội nghị kiểm điểm của |
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Tưởng Phi Chiến yêu cầu tập thể Đảng Đoàn và các đồng chí trong Đảng Đoàn cơ quan Liên đoàn Lao động Thành phố cần đề cao tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc, tự giác kiểm điểm tập thể và cá nhân. Từ đó, chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế để có phương hướng khắc phục, góp phần nâng cao năng lực hoạt động và sức chiến đấu của Đảng.
Về nội dung kiểm điểm, Phó Bí thư Thành ủy Tưởng Phi Chiến yêu cầu bám sát 3 nội dung mà Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu, đặc biệt là chỉ ra những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, từ đó có các biện pháp khắc phục. Bởi theo Phó Bí thư, thực tế thời gian qua, tại một số đơn vị tiến hành kiểm điểm đã coi nhẹ nội dung này.
Phó Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu trong quá trình kiểm điểm cần tránh chung chung, không thực chất. Các ý kiến đóng góp phải thẳng thắn, chân tình, tránh nể nang, xuê xoa nhưng cũng không lợi dụng phê bình để trù dập, kiểm điểm không mang tính xây dựng. Quan trọng nhất là thông qua kiểm điểm phải chỉ ra được những nguyên nhân hạn chế, yếu kém, xây dựng chương trình hành động để khắc phục, nâng cao hiệu quả hoạt động của Đảng Đoàn và các đồng chí trong Đảng Đoàn, từ đó xây dựng đội ngũ công nhân viên chức lao động Thủ đô ngày càng lớn mạnh, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa Thủ đô.
* Ngày 23/10, tập thể lãnh đạo Sở Công Thương Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Thay mặt Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, đồng chí Nguyễn Huy Tưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo Sở Công Thương cần tập trung kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4.
Trong quá trình kiểm điểm phê bình và tự phê bình, tập thể lãnh đạo Sở cần thực hiện nghiêm túc, thận trọng, căn bản, thực chất theo đúng chỉ đạo của Trung ương; tránh tình trạng làm hình thức, chiếu lệ; phát huy được dân chủ, gắn trách nhiệm của tập thể và cá nhân với một cách lãnh đạo, chỉ đạo chung cho tập thể Sở.
Cùng với đó từng cá nhân cần thẳng thắn, chân thành đóng góp ý kiến để cùng phân tích những kết quả tập thể lãnh đạo Sở đã làm được và tập trung làm rõ những khuyết điểm, hạn chế và những nguyên nhân cũng như tham gia vào các giải pháp để đợt kiểm điểm đạt kết quả cao.
Đối với việc kiểm điểm phê bình, tự phê bình, các đồng chí lãnh đạo Sở phải thực hiện nghiêm túc, thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm của bản thân mình trên cương vị công tác, nhiệm vụ được giao, tiếp thu ý kiến đóng góp của tập thể và cá nhân đối với thái độ thành khẩn, cầu thị, để có kế hoạch, biện pháp khắc phục.
Đồng chí Nguyễn Huy Tưởng đề nghị sau kiểm điểm, tập thể và cá nhân Sở Công Thương cần chọn những việc cần làm ngay rút ra qua quá trình kiểm điểm để tạo sự chuyển biến trong công tác lãnh đạo, trong đó, cần chú trọng tìm ra những giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, công nghiệp, đẩy mạnh tăng trưởng các ngành thương mại – dịch vụ, thu hút đầu tư xã hội và phát triển doanh nghiệp, tăng cường quản lý thị trường… góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Thủ đô.
* Ngày 23/10, Ban Thường vụ Huyện uỷ Chương Mỹ tổ chức Hội nghị thông báo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Ban Thường vụ Huyện uỷ theo Nghị quyết Trung ương 4, khoá XI.
Công tác chuẩn bị kiểm điểm của tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy được triển khai nghiêm túc, tập trung vào 3 vấn đề trọng tâm, cấp bách nêu trong Nghị quyết Trung ương 4. Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức lấy ý kiến góp ý của Đảng Đoàn, các sở ban ngành thành phố, các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện ủy, tập thể các ban ngành đoàn thể, các cán bộ chủ chốt đã nghỉ hưu trong huyện. Qua đó đã nhận được tổng số 164 ý kiến góp ý. Các ý kiến đều được Ban Thường vụ Huyện ủy tổng hợp khách quan, chân thực.
Báo cáo kiểm điểm của tập thể và cá nhân đều được chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, theo đúng hướng dẫn. Nhiều đồng chí đã sửa chữa, bổ sung, chỉnh sửa kỹ lưỡng báo cáo kiểm điểm cá nhân 2 đến 3 lần. Tổng số đã có 120 lượt ý kiến đóng góp tại hội nghị, trong đó có 16 lượt ý kiến đóng góp cho tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy và 104 lượt ý kiến đóng góp cho các cá nhân.
Các ý kiến đóng góp đều thẳng thắn, chân thành, cởi mở, bên cạnh việc ghi nhận, động viên những thành tích nổi bật, các ý kiến đã tập trung nêu ra khuyết điểm tồn tại, phân tích nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, từng cá nhân và nêu ra những biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.
Hầu hết các vấn đề nổi cộm, bức xúc được tổng hợp từ góp ý của các tập thể và cá nhân Ban Thường vụ Huyện ủy đều được đặt ra, phân tích, thảo luận, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng vụ việc cụ thể, không né tránh khuyết điểm, không làm lướt cho qua.
* Ngày 22/10, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tổ chức Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).
Trên cơ sở 3 vấn đề cấp bách được nêu trong nghị quyết, đồng chí Hồ Quang Lợi, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đề nghị tập thể lãnh đạo nhà trường tập trung kiểm điểm sâu một số nội dung: các biện pháp đấu tranh đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, đạo đức lối sống; đánh giá thẳng thắn, nghiêm túc về công tác cán bộ; có việc bổ nhiệm cán bộ không xuất phát từ yêu cầu công việc hay nhu cầu của đơn vị hay không, nếu có thì cách thức xử lý như thế nào?
Đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu tập thể lãnh đạo nhà trường phân tích vai trò, trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp giữa bí thư đảng ủy với hiệu trưởng; quá trình phân công nhiệm vụ để tránh trùng lặp giữa các vị trí lãnh đạo… Trong quá trình kiểm điểm, tập thể lãnh đạo trường phải làm rõ được trách nhiệm của cá nhân và tập thể trước những hạn chế, yếu kém trong chất lượng công tác đào tạo, trong việc đổi mới giáo trình, giáo án, công tác tuyển sinh và thi cử…
Mục đích cuối cùng của sinh hoạt kiểm điểm tự phê bình và phê bình là xây dựng đảng bộ nhà trường trong sạch vững mạnh, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và hoàn thiện chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, bám sát thực tiễn cuộc sống, đáp ứng được những đòi hỏi về chất lượng đội ngũ cán bộ của Thủ đô Hà Nội trong tình hình mới.
* Ngày 22/10, tập thể lãnh đạo Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố Hà Nội đã kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).
Thay mặt tổ công tác, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu tập thể lãnh đạo Sở Giáo dục – Đào tạo tiếp thu ý kiến đóng góp của các sở, ngành, quận, huyện, các đồng chí nguyên là lãnh đạo sở, cũng như nội dung gợi ý kiểm điểm của Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố để kiểm điểm làm rõ hạn chế, khuyết điểm, yếu kém. Đặc biệt, tập thể và cá nhân ban giám đốc sở cần giải trình, làm rõ 4 nhóm ý kiến góp ý của các sở, ngành, quận, huyện. Đó là công tác tham mưu cho chính quyền các cấp, trách nhiệm của ngành khi để xảy ra tình trạng thiếu trường, thiếu lớp; việc quản lý thu, chi trong các nhà trường; tình trạng dạy thêm, học thêm cần quản lý chặt chẽ; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, có hay không tình trạng chạy chọt để được bổ nhiệm…
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng ghi nhận những cố gắng của ngành trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô. Tuy nhiên, trước những vấn đề cấp bách Nghị quyết Trung ương 4 đề cập và những vấn đề bức xúc nổi lên gần đây, tập thể lãnh đạo sở cần soi vào tình hình của ngành để phân tích làm rõ, khâu nào được, khâu nào chưa được, trách nhiệm thuộc về ai, từ đó có biện pháp khắc phục. Việc kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân ban giám đốc sở cần kỹ lưỡng, chu đáo, làm tới đâu chắc tới đó, với tinh thần thương yêu, đoàn kết, vì sự nghiệp chung của toàn ngành, hết sức tránh tình trạng lợi dụng kiểm điểm để gây mất đoàn kết. Tập thể lãnh đạo Sở Giáo dục- Đào tạo sẽ kiểm điểm trong 3 ngày từ 22 đến 24-10.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()