Việc giá cả các mặt hàng thiết yếu trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong dịp lễ, tết vừa qua không có biến động lớn, không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến đã khẳng định hiệu quả của hàng loạt các biện pháp đồng bộ nhằm kiểm soát giá cả, bình ổn thị trường của UBND tỉnh, trong đó hỗ trợ các doanh nghiệp dự trữ hàng bình ổn là một trong những giải pháp trọng tâm. Ông Trần Thế Kiên, Giám đốc Công ty Cổ phần Thành Đô khẳng định: trong thời điểm này mặc dù chương trình dự trữ hàng bình ổn đã hết, nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục huy động những nguồn lực khác để tăng cường dự trữ hàng hóa để có thể đảm bảo cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho người tiêu dùng trên địa bàn với mức giá hợp lý và ổn định nhất. Mặt khác, trong thời gian tới chủ trương của tỉnh là vẫn tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa vào thời gian cao điểm để thực hiện bình ổn giá trên địa bàn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân.
LSO-Từ năm 2010 đến nay, việc hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối trên địa bàn dự trữ các mặt hàng thiết yếu đã góp phần quan trọng vào việc bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát trên địa bàn tỉnh. Điều này đã tác động tích cực tới tâm lý và cuộc sống của người dân.
Mua sắm tại siêu thị Thành Đô
Điểm lại tình hình giá cả các mặt hàng, ngay từ cuối năm 2009, trên cả nước nói chung đã xuất hiện đủ loại “sốt” giá đối với các mặt hàng thiết yếu. Bước sang năm 2010, giá cả vẫn tiếp tục leo thang, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân. Trước tình hình đó, kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh Lạng Sơn tích cực chỉ đạo thực hiện. Trong rất nhiều các giải pháp đề ra, tỉnh chú trọng tới việc trích ngân sách hỗ trợ các doanh nghiệp vay với lãi suất 0% trong thời hạn 5 tháng, để dự trữ các mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Ông Bùi Gia Tuấn, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Công thương đã phối hợp với Sở Tài chính lựa chọn các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối có năng lực tốt, có mạng lưới phục vụ rộng, thị phần kinh doanh lớn, hàng hóa có chất lượng, uy tín…để hỗ trợ dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường. Qua đó từ 1/12/2010-30/4/2011, UBND tỉnh đã cho 4 doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Thành Đô, doanh nghiệp tư nhân Trần Lệnh Thương, Công ty Cổ phần Thương mại và Công ty Cổ phần Du lịch & Xuất nhập khẩu vay không tính lãi với tổng số tiền 18 tỷ đồng. Các mặt hàng tham gia bình ổn bao gồm các mặt hàng thiết yếu như muối, đường, sữa, dầu ăn, bánh kẹo, lương thực, thực phẩm…Ông Trần Thế Kiến, Giám đốc Công ty Cổ phần Thành Đô cho biết: thời điểm đó, Công ty được hỗ trợ vay với tổng số tiền 6 tỷ đồng, cộng thêm với hơn chục tỷ đồng tự huy động, Công ty đã dự trữ được hàng trăm tấn hàng hóa để bán với giá bình ổn, theo cam kết thấp hơn giá bình quân trên thị trường từ 5-10%. Thực hiện chương trình hỗ trợ dự trữ hàng hóa, từ tháng 9/2011-3/2012, UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ cho 4 doanh nghiệp trên vay vốn với tổng số tiền 20 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo Sở Công thương, song song với việc cho vay hỗ trợ, ngành đã chỉ đạo cơ quan chức năng trực thuộc tăng cường kiểm tra, giám sát các cửa hàng, đại lý, trọng điểm là các cửa hàng, đại lý phân phối của các doanh nghiệp đã tham gia bình ổn. Qua kiểm tra cho thấy, không chỉ riêng Công ty Cổ phần Thành Đô mà các doanh nghiệp ngoài phần vốn được vay hỗ trợ lãi suất đều chủ động huy động thêm các nguồn khác, dự trữ được hàng nghìn tấn hàng hóa với tổng số tiền ước tính gần 300 tỷ đồng. Không chỉ thực hiện bình ổn giá ở khu vực trung tâm thành phố, mà các doanh nghiệp còn mở thêm các điểm bán hàng bình ổn tại các huyện, đồng thời bán hàng lưu động đến tận trung tâm các cụm xã và đưa hàng về các phiên chợ ở vùng sâu, vùng xa. Các mặt hàng đều được bán theo đúng cam kết, có niêm yết giá thấp hơn giá bình quân trên thị trường từ 5-10%. Ngoài ra các doanh nghiệp còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá để người dân nắm được và chủ động tiếp cận với nguồn hàng bình ổn.
Việc giá cả các mặt hàng thiết yếu trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong dịp lễ, tết vừa qua không có biến động lớn, không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến đã khẳng định hiệu quả của hàng loạt các biện pháp đồng bộ nhằm kiểm soát giá cả, bình ổn thị trường của UBND tỉnh, trong đó hỗ trợ các doanh nghiệp dự trữ hàng bình ổn là một trong những giải pháp trọng tâm. Ông Trần Thế Kiên, Giám đốc Công ty Cổ phần Thành Đô khẳng định: trong thời điểm này mặc dù chương trình dự trữ hàng bình ổn đã hết, nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục huy động những nguồn lực khác để tăng cường dự trữ hàng hóa để có thể đảm bảo cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho người tiêu dùng trên địa bàn với mức giá hợp lý và ổn định nhất. Mặt khác, trong thời gian tới chủ trương của tỉnh là vẫn tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa vào thời gian cao điểm để thực hiện bình ổn giá trên địa bàn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()