Khủng hoảng nước sạch ở Pakistan
Có tới 60 triệu người trong tổng số 180 triệu người dân Pakistan không có nước sạch để dùng. Như vậy, trong bối cảnh phải vật lộn với nghèo đói và các điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, 1/3 người dân Pakistan đang phải hàng ngày sống với những nguồn nước không an toàn.Tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng của Pakistan đã làm tình hình thiếu nước thêm nghiêm trọng. Dân số Pakistan đã tăng gấp bốn lần kể từ khi nước này giành độc lập năm 1956.Trong khi đó, công tác tưới tiêu không được quản lý hiệu quả đã khiến nguồn nước sạch ở Pakistan không được sử dụng một cách hiệu quả và đang trên đà suy giảm nghiêm trọng. Số liệu thống kê cho thấy, có tới 90% lượng nước được sử dụng cho tưới tiêu, khoảng 25% trong số đó được sử dụng không hiệu quả.Trung bình một người dân Pakistan chỉ có 1.000 m3 nước sạch mỗi năm để sử dụng, giảm nhiều so với mức 5.000 m3/người vào năm 1947. Trong khi đó, thiếu nước sạch còn gây bệnh tiêu chảy, làm gần 630 em nhỏ chết mỗi ngày.Sự khan...
Có tới 60 triệu người trong tổng số 180 triệu người dân Pakistan không có nước sạch để dùng. Như vậy, trong bối cảnh phải vật lộn với nghèo đói và các điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, 1/3 người dân Pakistan đang phải hàng ngày sống với những nguồn nước không an toàn.
Tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng của Pakistan đã làm tình hình thiếu nước thêm nghiêm trọng. Dân số Pakistan đã tăng gấp bốn lần kể từ khi nước này giành độc lập năm 1956.
Trong khi đó, công tác tưới tiêu không được quản lý hiệu quả đã khiến nguồn nước sạch ở Pakistan không được sử dụng một cách hiệu quả và đang trên đà suy giảm nghiêm trọng. Số liệu thống kê cho thấy, có tới 90% lượng nước được sử dụng cho tưới tiêu, khoảng 25% trong số đó được sử dụng không hiệu quả.
Trung bình một người dân Pakistan chỉ có 1.000 m3 nước sạch mỗi năm để sử dụng, giảm nhiều so với mức 5.000 m3/người vào năm 1947. Trong khi đó, thiếu nước sạch còn gây bệnh tiêu chảy, làm gần 630 em nhỏ chết mỗi ngày.
Sự khan hiếm nước sạch trở nên rõ ràng hơn ở các vùng nông thôn, nơi có đến 90% người dân bị tước mất quyền cơ bản của họ. Mặt khác, chỉ có 3% tài nguyên nước ngọt của Pakistan được sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Chất lượng nước của Pakistan hiện đang xếp thứ 80 trong số 122 quốc gia. Do đó, chính phủ Pakistan đã phải chi ra những khoản tiền lớn mỗi năm dành cho công tác chữa bệnh liên quan đến nguồn nước.
Mỗi năm trên thế giới có tới 1,5 triệu trẻ chết vì tiêu chảy. Ở Pakistan, các loại hóa chất gây ô nhiễm trong nước uống, chẳng hạn như florua, asen và nitrat được phát hiện tại nhiều địa phương khác nhau. Ô nhiễm Asen được tìm thấy ở khu vực miền nam Punjab và miền trung Sindh. Ô nhiễm nước uống là nguyên nhân chính của nhiều căn bệnh nghiêm trọng gây tử vong tại Pakistan.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()