Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu ngày càng nghiêm trọng
Sức ép đè nặng lên thị trường năng lượng châu Âu dự kiến còn kéo dài đến hết mùa Đông, chi phí năng lượng của các hộ gia đình “phình lớn” khiến các chính phủ loay hoay tìm cách bảo vệ người tiêu dùng.
Cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu ngày càng nghiêm trọng, khi nguy cơ xung đột diễn ra đẩy giá khí đốt lên cao, giữa bối cảnh tình trạng dừng hoạt động của các nhà máy điện vẫn kéo dài và Chính phủ Pháp đã yêu cầu ngành điện phải thực hiện các biện pháp đã giảm bớt hóa đơn tiền điện cho người tiêu dùng.
Giá điện và khí đốt tăng thế giới tăng mạnh trong ngày 14/1, khi quan hệ giữa Nga và Ucraine kém thuận lợi hơn.
Trong khi đó, sản lượng điện của tập đoàn điện lực lớn nhất nước Pháp là Electricite de France SA (EDF) đã giảm mạnh kỷ lục sau khi chính phủ cho biết họ phải bán điện với giá chiết khấu cao, và một số lò phản ứng hạt nhân phải đối mặt với tình trạng mất điện kéo dài.
Giá điện của Đức trong quý 3/2021 đã tăng tới 25% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi giá khí đốt tiêu chuẩn của châu Âu tăng tới 13%.
Giá năng lượng của châu Âu rất dễ biến động. Kho dự trữ khí đốt của khu vực này đang cạn kiệt nhanh hơn dự kiến, làm tăng sự tập trung vào nguồn nhập khẩu khí đốt từ Nga và dấy lên lo ngại rằng nguồn cung sẽ thiếu hụt trong trường hợp xảy ra lạnh giá nghiêm trọng.
Sức ép đè nặng lên thị trường năng lượng châu Âu dự kiến còn kéo dài đến mùa Đông năm nay. Chi phí năng lượng của các hộ gia đình trên khắp Lục địa già ngày càng “phình lớn” đã khiến các chính phủ phải loay hoay tìm cách bảo vệ người tiêu dùng.
Tại Pháp, Chính phủ đang yêu cầu EDF bán nhiều điện hơn với giá chiết khấu so với giá thị trường.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết, việc tăng giá điện cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp rất nhỏ sẽ được giới hạn ở mức 4% trong năm nay, bao gồm 8 tỷ euro (9,2 tỷ USD) cắt giảm thuế tiêu thụ điện. Nếu không có động thái này, giá điện sẽ tăng 35% kể từ ngày 1/2/2022.
Tuy nhiên, EDF còn phải đối mặt với những rắc rối khác, bởi trong quá trình bảo trì mỗi thập kỷ một lần tại các lò phản ứng hạt nhân Civaux và Penly của tập đoàn này, họ đã phát hiện các lỗi ở các mối hàn trên đường ống.
Việc kiểm tra và sửa chữa mất nhiều thời gian hơn dự kiến, khiến thị trường thiếu nguồn cung và EDF không có doanh thu từ các cơ sở sản xuất đó.
Mọi con mắt đang đổ dồn vào dòng chảy khí đốt từ Nga, với lo ngại gia tăng về xung đột có thể xảy ra ở Ukraine – một quốc gia trung chuyển trọng điểm.
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 được hoàn thành vào tháng 9/2021 nhưng vẫn chưa vận hành thương mại do cần phải có sự chấp thuận của Đức và Liên minh châu Âu (EU) theo quy định.
Dự án này trước đó không nhận được sự ủng hộ của Mỹ và một số quốc gia như Ba Lan và Ukraine với lý do dự án sẽ khiến EU phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt của Nga – quốc gia vốn đang cung cấp 35% nhu cầu khí đốt của EU./.
Ý kiến ()