Khủng hoảng chính trị ở Cốt Ði-voa
Tình hình Cốt Đi-voa ngày càng căng thẳng khi có hai tổng thống cùng nhậm chức một lúc, nguy cơ đẩy đất nước Tây Phi mới lập lại hòa bình sau nội chiến này một lần nữa đến bên bờ vực xung đột.Cuộc khủng hoảng chính trị ở Cốt Đi-voa bùng nổ sau cuộc bầu cử tổng thống nước này hôm 28-11 và bị đẩy lên nấc thang mới căng thẳng sau khi Hội đồng Hiến pháp nước này tuyên bố ông Gơ-ba-gbô tái đắc cử tổng thống, bất chấp việc Ủy ban Bầu cử công bố kết quả chính thức ông Ca-ta-ra, ứng cử viên đối lập giành 54,1% phiếu bầu và đắc cử. Theo Ủy ban Bầu cử, ông Gơ-ba-gbô giành 45,9% phiếu bầu, tuy nhiên, Hội đồng Hiến pháp, cơ quan có thẩm quyền xác nhận kết quả bầu cử ở Cốt Đi-voa, lại tuyên bố ông Gơ-ba-gbô chiến thắng với 51,45% phiếu bầu, trong khi ông Ca-ta-ra chỉ được 48,55% số phiếu. Tình hình ngày càng nghiêm trọng khi cả ông Gơ-ba-gbô và ứng cử viên đối lập Ca-ta-ra đều tuyên bố nhậm chức tổng thống và thành lập chính phủ mới. Trong chính phủ của...
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Cốt Đi-voa bùng nổ sau cuộc bầu cử tổng thống nước này hôm 28-11 và bị đẩy lên nấc thang mới căng thẳng sau khi Hội đồng Hiến pháp nước này tuyên bố ông Gơ-ba-gbô tái đắc cử tổng thống, bất chấp việc Ủy ban Bầu cử công bố kết quả chính thức ông Ca-ta-ra, ứng cử viên đối lập giành 54,1% phiếu bầu và đắc cử. Theo Ủy ban Bầu cử, ông Gơ-ba-gbô giành 45,9% phiếu bầu, tuy nhiên, Hội đồng Hiến pháp, cơ quan có thẩm quyền xác nhận kết quả bầu cử ở Cốt Đi-voa, lại tuyên bố ông Gơ-ba-gbô chiến thắng với 51,45% phiếu bầu, trong khi ông Ca-ta-ra chỉ được 48,55% số phiếu. Tình hình ngày càng nghiêm trọng khi cả ông Gơ-ba-gbô và ứng cử viên đối lập Ca-ta-ra đều tuyên bố nhậm chức tổng thống và thành lập chính phủ mới. Trong chính phủ của ông Gơ-ba-gbô, nhà kinh tế học G.M.A-cơ được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Trong khi đó, trong chính phủ do ông Ca-ta-ra thành lập, ông G.Xô-rô, cựu Thủ tướng trong chính quyền của ông Gơ-ba-gbô, được chỉ định làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Ca-ta-ra tuyên bố sẽ dành một số ghế trong chính phủ của mình cho các thành viên thuộc chính phủ cũ của ông Gơ-ba-gbô, nếu ông này từ chức. Còn ông Gơ-ba-gbô lại công bố thành phần chính phủ mới 33 thành viên.
Căng thẳng chính trị biến thành bạo động và xung đột giữa những người ủng hộ hai phái, làm ít nhất 20 người chết. Tại tỉnh Bu-a-cơ ở miền nam Cốt Đi-voa, nơi được coi là 'thành trì' của ông Ca-ta-ra, hàng trăm người biểu tình đòi 'hạ bệ' Tổng thống Gơ-ba-gbô và lập các trạm kiểm soát trên trục đường chính vào khu vực này. Các nhóm nhỏ ủng hộ ông Ca-ta-ra tụ tập tại Thủ đô A-bi-giăng, dựng chướng ngại vật chặn các ngả đường trong thành phố. Cảnh sát phải dùng hơi cay để giải tán đám đông. Lực lượng quân đội, được cho là ủng hộ ông Gơ-ba-gbô, gia hạn lệnh giới nghiêm tới ngày 12-12. Tuyến đường vận chuyển hàng hóa quan trọng cho các nước láng giềng như Ma-li và Buốc-ki-na Pha-xô bị cắt đứt. Lo ngại tình hình căng thẳng hiện nay, LHQ đã tạm thời rút gần 460 nhân viên hậu cần ra khỏi nước này, trong khi lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Cốt Đi-voa tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Đây được cho là kịch bản tồi tệ nhất đối với toàn khu vực, khi các dòng người tị nạn chạy sang các nước láng giềng. Cuộc khủng hoảng chính trị đã gây thiệt hại nền kinh tế Cốt Đi-voa, quốc gia từng là điểm sáng phát triển trong khu vực và là nước sản xuất ca-cao lớn nhất thế giới, có nguy cơ đẩy nước này một lần nữa rơi vào xung đột kể từ sau cuộc nội chiến năm 2002-2003.
Các nhà trung gian hòa giải quốc tế kêu gọi Cốt Đi-voa giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. LHQ, Liên hiệp châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU), Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS), Mỹ và Pháp đều kêu gọi Tổng thống mãn nhiệm L.Gơ-ba-gbô chấp nhận kết quả bầu cử do Ủy ban bầu cử Cốt Đi-voa đưa ra. Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma hối thúc ông Gơ-ba-gbô trao lại quyền lực cho người 'thắng cử hợp pháp' trong cuộc bầu cử là ông Ca-ta-ra, nếu không sẽ phải đối mặt sự cô lập lớn hơn của quốc tế. EU dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Cốt Đi-voa nếu cuộc khủng hoảng này không sớm được giải quyết. Sau cuộc họp của 53 thành viên AU về Cốt Đi-voa không đạt kết quả, cựu Tổng thống Nam Phi Th.Mơ-bê-ki đã tới Thủ đô A-bi-giăng làm trung gian tháo gỡ cuộc khủng hoảng chính trị tại Cốt Đi-voa, kêu gọi cả hai ứng cử viên tìm giải pháp hòa bình. Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng tuyên bố sẽ xem xét lại viện trợ cho Cốt Đi-voa. Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đình chỉ tư cách thành viên của Cốt Đi-voa. Các nhà lãnh đạo Tây Phi kêu gọi Tổng thống mãn nhiệm L.Gơ-ba-gbô từ bỏ quyền lực ngay lập tức. Trong khi đó, vấn đề Cốt Đi-voa cũng gây bất đồng quan điểm trong các nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ. Đại sứ Mỹ tại LHQ X.Rai-xơ cho biết, 15 nước ủy viên Hội đồng bảo an sẽ 'nỗ lực đưa ra tiếng nói chung' về tình trạng bế tắc chính trị sau bầu cử tại quốc gia Tây Phi này.
Theo Nhandan

Ý kiến ()