LSO-Là cửa ngõ các nước Asean nối với Trung Quốc, Lạng Sơn trở thành tâm điểm kinh tế của cả nước năm 2011, bởi quan hệ buôn bán hai chiều giữa Asean và Trung Quốc đã lên tới gần 100 tỷ USD. Riêng Việt Nam kim ngạch xuất nhập khẩu với nước bạn đã đạt 25 tỷ USD và Lạng Sơn chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch.Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và lãnh đạo Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) khảo sát thực địa tại cửa khẩu Tân ThanhÝ tưởng khu hợp tác kinh tế giữa tỉnh Lạng Sơn và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) được hình thành ngay từ hội nghị công tác liên hợp lần thứ nhất và rõ nhất tại hội nghị lần thứ ba năm 2010. Đấy cũng là kỳ vọng của Chính phủ hai nước về một khu hợp tác toàn diện theo tinh thần 4 tốt và 16 chữ vàng mà Chính phủ và nhân dân hai nước đã đề ra. Với lợi thế ở vị trí đắc địa, cách Hà Nội và Nam Ninh (Trung Quốc) không xa, Lạng Sơn trở thành điểm tiếp...
LSO-Là cửa ngõ các nước Asean nối với Trung Quốc, Lạng Sơn trở thành tâm điểm kinh tế của cả nước năm 2011, bởi quan hệ buôn bán hai chiều giữa Asean và Trung Quốc đã lên tới gần 100 tỷ USD. Riêng Việt Nam kim ngạch xuất nhập khẩu với nước bạn đã đạt 25 tỷ USD và Lạng Sơn chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch.
|
Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và lãnh đạo Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) khảo sát thực địa tại cửa khẩu Tân Thanh |
Ý tưởng khu hợp tác kinh tế giữa tỉnh Lạng Sơn và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) được hình thành ngay từ hội nghị công tác liên hợp lần thứ nhất và rõ nhất tại hội nghị lần thứ ba năm 2010. Đấy cũng là kỳ vọng của Chính phủ hai nước về một khu hợp tác toàn diện theo tinh thần 4 tốt và 16 chữ vàng mà Chính phủ và nhân dân hai nước đã đề ra. Với lợi thế ở vị trí đắc địa, cách Hà Nội và Nam Ninh (Trung Quốc) không xa, Lạng Sơn trở thành điểm tiếp nối đầu tiên, sự giao lưu tiếp xúc kinh tế và văn hoá diễn ra mạnh mẽ vì vậy triển vọng hình thành khu hợp tác kinh tế là tất yếu. Nắm bắt trước xu thế phát triển, Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Có thể nói, ngay sau khi Quyết định 138 được phê chuẩn rất nhiều nhà đầu tư đã quan tâm đến Lạng Sơn, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng dồn tâm sức tìm hướng đầu tư mới, các công ty đã dồn lực, hình thành quy hoạch khu kinh tế để trải tấm thảm đỏ sẵn sàng đón các nhà đầu tư. Chỉ trong một thời gian ngắn, toàn bộ khu cửa khẩu Hữu Nghị đã được san lấp, hình thành các khu chức năng, cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam, Chi Ma bắt đầu được mở rộng, công bố quy hoạch. Nhìn tổng thể trên bản đồ, toàn bộ Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn đang hình thành những vệt sáng xanh nối toàn bộ vành đai biên giới, trên vành đai xanh đó xuất hiện ngày càng nhiều những chấm đỏ, là công trình, bến bãi, kho ngoại quan… đủ để phục vụ hàng hoá xuất nhập khẩu, quá cảnh sang các nước thứ ba. Phía nước bạn, ngay sau đó cũng đưa Khu bảo thuế Bằng Tường vào hoạt động, đồng thời mở rộng diện tích ra sát biên giới đã phân định xong. Theo đó, hàng loạt các khu chức năng hình thành và như vậy nó tạo sức hút xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn. Tại hội nghị công tác liên hợp năm 2010, khi ông Dương Thời Giang, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giới thiệu mở rộng cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, Ông Mã Tiêu, Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang đã rất đồng tình cách làm của Lạng Sơn và ý tưởng của ông là cần phải có một khu kinh tế đủ rộng, đủ mạnh làm khu hợp tác kinh tế biên giới. Ý tưởng của ông là mỗi bên san lấp mặt bằng khoảng 1 ngàn ha làm khu hợp tác. Có như vậy mới thực sự là bước đi tắt đón đầu, đủ cơ sở hạ tầng đồng bộ, phát triển trong tương lai giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa Lạng Sơn và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Không chỉ dừng ở ý tưởng, phía Việt Nam đã tích cực mời gọi đầu tư, cho tới nay đã có 4 nhà đầu tư thực hiện dự án tiền khả thi quá trình đầu tư dự án, 3 công ty đã đầu tư vào bến bãi, san lấp mặt bằng, đầu tư các công trình phục vụ hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội tại cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị, Chi Ma. Một số công trình đã đi vào khai thác như bãi đỗ xe Công ty Xuân Cương, Khu kiểm hoá Tân Thanh nhà kiểm hoá cửa khẩu Cốc Nam, mở rộng đường ra cửa khẩu Tân Thanh, và tới đây là dự án mở rộng Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng. Triển vọng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn như được tiếp thêm sức mạnh khi Chính phủ ban hành Quyết định 1055 về điều chỉnh chi tiết quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, bắt đầu từ đây một luồng gió mới thổi vào Lạng Sơn, thúc đẩy quá trình đầu tư mới. Theo dự kiến các nhà đầu tư, năm 2011 là một năm đẩy mạnh đầu tư hợp tác phát triển. Trên cơ sở những tiền đề sẵn có, sự ủng hộ của Chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân cả nước, Khu hợp tác kinh tế biên giới sẽ tạo sức lan toả hình thành một tâm điểm hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, hợp tác kinh tế giữa Asean và Trung Quốc.
Ngay những ngày xuân, trên khắp các công trường đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu vẫn nhộn nhịp, đường mới đã mở, bến bãi kho tàng ngày càng rộng mở, các khu chức năng đang dần hình thành đủ sức vươn tầm đón những chuyến hàng ngược xuôi. Nếu nói một năm bắt đầu từ mùa xuân, thì Khu hợp tác kinh tế biên giới cũng thực sự bắt đầu khởi động trong những ngày xuân này.
Đông Bắc
Ý kiến ()