LSO-Là xã vùng cao của huyện Tràng Định, toàn xã có 8 thôn, 186 hộ, 919 nhân khẩu, gồm 5 dân tộc là Dao, Mông, Tày, Nùng, Kinh cùng sinh sống. Nhiều năm qua được thụ hưởng từ các Chương trình 135, 134 của nhà nước, cấp uỷ, chính quyền xã đã tập trung các nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, kênh mương thuỷ lợi, điện... Nông dân huyện Tràng Định bảo quản thạch đen - Ảnh: Đ.BĐể giúp đỡ đồng bào xoá bỏ tập quán sản xuất lạc hậu, xã đã triển khai các hoạt động khuyến nông, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đồng thời, hỗ trợ hàng chục nghìn giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ gặp khó khăn để có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Ông Thạch Văn Chương, một người cao tuổi có uy tín ở thôn Vằng Can cho biết, trước đây gia đình ông và bà con trong thôn khá vất vả, không đủ gạo ăn nên cái đói, cái nghèo đeo...
LSO-Là xã vùng cao của huyện Tràng Định, toàn xã có 8 thôn, 186 hộ, 919 nhân khẩu, gồm 5 dân tộc là Dao, Mông, Tày, Nùng, Kinh cùng sinh sống. Nhiều năm qua được thụ hưởng từ các Chương trình 135, 134 của nhà nước, cấp uỷ, chính quyền xã đã tập trung các nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, kênh mương thuỷ lợi, điện…
Nông dân huyện Tràng Định bảo quản thạch đen – Ảnh: Đ.B |
Để giúp đỡ đồng bào xoá bỏ tập quán sản xuất lạc hậu, xã đã triển khai các hoạt động khuyến nông, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đồng thời, hỗ trợ hàng chục nghìn giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ gặp khó khăn để có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Ông Thạch Văn Chương, một người cao tuổi có uy tín ở thôn Vằng Can cho biết, trước đây gia đình ông và bà con trong thôn khá vất vả, không đủ gạo ăn nên cái đói, cái nghèo đeo bám quanh năm. Đất đai thì có, nhưng do trình độ dân trí hạn chế nên người dân chưa biết cách canh tác, thêm vào đó, điều kiện giao thông đi lại hết sức khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất nông, lâm nghiệp và giao lưu hàng hóa. Nhưng đến nay, giao thông đi lại đã có nhiều thuận tiện, nhất là đã có điện để thắp sáng và phục vụ sản xuất, gia đình ông và gần 50 hộ trong thôn không còn đói, số hộ nghèo chỉ còn hơn chục hộ. Song song với đó, nhận thức của bà con về phát triển kinh tế để xóa bỏ đói nghèo cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Chị Vy Thị Len, thôn Kéo Danh chia sẻ, hai vợ chồng chị mới ra ở riêng, thuộc diện hộ nghèo, được nhà nước hỗ trợ tiền xây dựng chuồng trại và cây giống, chị quyết tâm sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế để thoát nghèo trong năm nay.
Trong sản xuất nông, lâm nghiệp đã có nhiều chuyển đổi, diện tích cấy lúa 2 vụ ngày càng tăng, các giống lúa mới được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều. Toàn xã đã có hơn 40 ha ruộng 2 vụ đã được gieo cấy bằng giống mới, bình quân lương thực đạt trên 370 kg/người/năm (năm 2009). Kinh tế vườn rừng đã được chú trọng phát triển, hầu hết các hộ đều được giao quản lý bảo vệ rừng và giao đất để trồng rừng, bởi vậy trên địa bàn xã đã không còn đất trống. Từ trồng rừng nhiều hộ đã có thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng/năm. Đường đến các thôn đã có nhiều thuận lợi, tạo điều kiện cho các thôn khai thác, vận chuyển nông lâm sản đi tiêu thụ. Bên cạnh trồng rừng, cấp ủy, chính quyền xã cũng vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống cây có giá trị kinh tế cao như thạch đen vào sản xuất. Đến nay, diện tích trồng thạch của xã đã mở rộng gần 50ha, tăng 22% so với năm 2005. Điển hình như hộ bà Triệu Thị Nhình, dân tộc Mông ở thôn Vằng Can mạnh dạn đầu tư trồng gần 2 ha quế và keo, hồi, trồng 1ha thạch đen kết hợp chăn nuôi, mỗi năm, gia đình bà thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng.
Ông Triệu Văn Bằng, Bí thư Đảng ủy xã Cao Minh cho biết: nhờ sự quan tâm, đầu tư của nhà nước cùng sự năng động của chính quyền và bà con, đời sống của nhân dân trong xã ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ hộ đói nghèo của xã giảm từ 81% năm 2005 xuống còn 41% năm 2009, không có hộ đói, cơ sở hạ tầng đường, điện, trường, trạm cũng từng bước được đầu tư, các em học sinh đều được đến trường học đầy đủ và không có con em nào bỏ học.
Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Cao Minh đang cố gắng phát huy, tiềm năng lợi thế của địa phương để xây dựng cuộc sống mới, từng bước xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Đỗ Hoạt
Ý kiến ()