Tại hội thảo, các diễn giả nêu một số thách thức đối với phát triển Tây Nguyên bền vững, như giao thông hạn chế, suy thoái đất do phá rừng và khai thác đất bất hợp lý, độc canh cây công nghiệp làm suy giảm đa dạng hóa sinh học, vấn đề di dân tự do, biến đổi khí hậu tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp và sinh kế người dân… Đồng thời, đề xuất những ý tưởng giải pháp phát triển Tây Nguyên trên các lĩnh vực tự nhiên, cơ sở hạ tầng; chính sách, văn hóa, xã hội; kinh tế, dịch vụ.
Theo Giám đốc IDH Việt Nam Flavio Corsin, chương trình Phát triển Tây Nguyên bền vững kéo dài năm năm, với các nội dung: lựa chọn khu vực tác động và huy động, xây dựng mô hình đầu tư; xác định chi phí và lợi ích của các giải pháp can thiệp; chấp nhận tài trợ và triển khai; các giải pháp can thiệp tạo nên sự thay đổi cho vùng… Tập trung vào các khu vực có vùng nguyên liệu chính, khía cạnh kinh tế của cách tiếp cận theo vùng, nhằm hỗ trợ sản xuất, bảo vệ hệ sinh thái và cuộc sống người dân.
Trong giai đoạn 2014-2018, có sáu khu vực trên toàn cầu được lựa chọn triển khai chương trình, với nguồn tài trợ dựa theo nguồn huy động từ cơ chế hợp tác công-tư của các đối tác chính.
Ý kiến ()