Khối Doanh nghiệp T.Ư dành hơn 8.500 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội
Thời gian qua, Khối Doanh nghiệp T.Ư đã chấp hành nghiêm sự phân công của Chính phủ và chủ động triển khai thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo bền vững đối với các huyện nghèo trên cả nước.
* Lạng Sơn xây dựng vùng biên giới vững mạnh
Thời gian qua, Khối Doanh nghiệp T.Ư đã chấp hành nghiêm sự phân công của Chính phủ và chủ động triển khai thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo bền vững đối với các huyện nghèo trên cả nước.
Trong 5 năm qua, thông qua nhiều hoạt động, các đơn vị trong Khối đã tham gia hỗ trợ công tác an sinh xã hội với tổng giá trị hơn 8.500 tỷ đồng. Theo đó, riêng thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ đến nay, có 26/32 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối cam kết và thực hiện hỗ trợ 54/62 cho các huyện nghèo trong cả nước, với tổng giá trị hơn 2.200 tỷ đồng; trong bốn năm 2009 – 2012 đã thực hiện hỗ trợ, giải ngân gần 1.930 tỷ đồng chiếm hơn 87% tổng giá trị cam kết hỗ trợ; đã cải tạo được gần 62 nghìn nhà ở cho đồng bào trên tổng số 77.628 nhà tạm của 62 huyện nghèo.
Ngoài việc hỗ trợ xây dựng nhà ở, các doanh nghiệp trong Khối đã giúp các huyện nghèo xây dựng được 117 trường học; 112 nhà ở bán trú dân nuôi; 68 trạm, trung tâm y tế… Các đơn vị trong Khối còn hỗ trợ về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các địa phương. Các đơn vị trong Khối cũng ưu tiên bố trí kinh phí tổ chức đào tạo nghề cho hơn 10 nghìn lao động nghèo để tạo việc làm hoặc tham gia xuất khẩu lao động.
Trong năm 2013, các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng Khối Doanh nghiệp T.Ư tiếp tục đăng ký hỗ trợ gần 3.112 tỷ đồng. Các tập đoàn, tổng công ty cam kết hỗ trợ huyện nghèo, thống nhất với địa phương để tiếp tục thực hiện các nội dung đã cam kết. Trong đó, trọng tâm là chính sách hỗ trợ về xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện xã, thôn bản, tạo việc làm tăng thu nhập, hỗ trợ dạy nghề và nâng cao dân trí cho người dân.
Những năm qua, việc phối hợp lãnh đạo công tác biên phòng giữa Tỉnh ủy Lạng Sơn và Đảng ủy Bộ đội Biên phòng được thực hiện có hiệu quả. Tập trung vào các nội dung, nhiệm vụ: Phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác biên phòng; thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh, trật tự khu vực biên giới; xây dựng hệ thống chính trị; tham gia phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực biên giới; xây dựng Bộ đội Biên phòng tỉnh vững mạnh toàn diện…
Thực hiện quy chế phối hợp, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng công tác nắm, dự báo tình hình; đề ra biện pháp, đối sách trong xử lý các vấn đề xảy ra trên biên giới; tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng dư luận nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và nhân dân về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Lạng Sơn đã tập trung ưu tiên cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng an ninh; xây dựng cơ sở hạ tầng, đường tuần tra biên giới gắn với quy hoạch bố trí lại dân cư; xây dựng Bộ đội Biên phòng tỉnh vững mạnh toàn diện, hoàn thành nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Đảng ủy các đồn biên phòng đã phối hợp với Đảng ủy các xã, thị trấn biên giới tổ chức vận động nhân dân làm tốt công tác củng cố an ninh quốc phòng, từng bước xây dựng địa bàn vững mạnh toàn diện.
Thời gian tới, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Tỉnh ủy Lạng Sơn tiếp tục phối hợp thường xuyên chỉ đạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội xây dựng vùng biên giới phát triển vững mạnh.
Theo Nhandan
Ý kiến ()