Khởi công dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô
* Thừa Thiên - Huế phát triển kinh tế biển và đầm pháNgày 4-11, tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh phối hợp Tổng công ty Điện lực miền bắc tổ chức khởi công dự án đưa điện lưới ra đảo Cô Tô và năm xã đảo thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.Đây là dự án đầu tiên trong cả nước được thi công với công nghệ chôn ngầm trực tiếp cáp ngầm 22 kV dưới đáy biển với tổng chiều dài 25,064 km.Dự án có tổng vốn đầu tư 1.073 tỷ đồng, trong đó UBND tỉnh Quảng Ninh đầu tư 883 tỷ đồng và Tổng công ty Điện lực miền bắc đầu tư 284 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án còn nhận được sự tài trợ của một số doanh nghiệp như: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cam kết tài trợ 150 tỷ đồng, Ngân hàng Công thương Việt Nam 50 tỷ đồng, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai 15 tỷ đồng... Dự án hoàn thành sẽ bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định cho phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; đáp ứng nhu cầu phát triển...
* Thừa Thiên – Huế phát triển kinh tế biển và đầm phá
Ngày 4-11, tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh phối hợp Tổng công ty Điện lực miền bắc tổ chức khởi công dự án đưa điện lưới ra đảo Cô Tô và năm xã đảo thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Đây là dự án đầu tiên trong cả nước được thi công với công nghệ chôn ngầm trực tiếp cáp ngầm 22 kV dưới đáy biển với tổng chiều dài 25,064 km.
Dự án có tổng vốn đầu tư 1.073 tỷ đồng, trong đó UBND tỉnh Quảng Ninh đầu tư 883 tỷ đồng và Tổng công ty Điện lực miền bắc đầu tư 284 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án còn nhận được sự tài trợ của một số doanh nghiệp như: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cam kết tài trợ 150 tỷ đồng, Ngân hàng Công thương Việt Nam 50 tỷ đồng, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai 15 tỷ đồng… Dự án hoàn thành sẽ bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định cho phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện đảo Cô Tô và năm xã đảo thuộc huyện Vân Đồn; góp phần bảo đảm quốc phòng – an ninh khu vực Đông Bắc của Tổ quốc.
Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế vừa thông qua nghị quyết tiếp tục phát triển kinh tế biển và đầm phá và phát triển kinh tế – xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đến năm 2020 theo Quyết định 1955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thừa Thiên – Huế sẽ tranh thủ mọi nguồn lực để tập trung phát triển, đưa đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trở thành vùng phát triển kinh tế khá của tỉnh, tạo sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng du lịch – thủy sản – tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp sinh thái. Lấy du lịch làm ngành kinh tế chủ lực gắn với phát triển nông nghiệp, thủy sản bền vững, đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống của người dân ven biển và đầm phá. Đến năm 2020, xây dựng vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trở thành vùng du lịch sinh thái trọng điểm, vùng kinh tế phát triển khá, trở thành một trong những khu vực có kinh tế ven biển phát triển mạnh của cả nước. Phấn đấu đến năm 2015, hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục bậc trung học; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt hơn 50%; hơn 90% số trạm y tế, trường học đạt chuẩn quốc gia; thu nhập bình quân đầu người bằng 90% mức bình quân chung của tỉnh. Tỉnh ưu tiên xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng – an ninh, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo trong vùng giảm còn dưới 5%.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tập trung các nhiệm vụ và giải pháp như: đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng về phát triển kinh tế biển và đầm phá, trọng tâm là phát triển vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai; cấp ủy, chính quyền các cấp cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của địa phương vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, phân công, phân cấp đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế – xã hội; ưu tiên đầu tư các dự án trọng điểm, có sức lan tỏa đối với vùng Tam Giang – Cầu Hai.
Theo Nhandan
Ý kiến ()