Khởi công dự án cấp nước cho hai huyện ở Hà Giang
Thực hiện Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Phần Lan, tỉnh Hà Giang vừa khởi công xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh môi trường tại thị trấn Tam Sơn (huyện Quản Bạ) và thị trấn Yên Minh (huyện Yên Minh), với tổng mức vốn đầu tư là 64,2 tỷ đồng, trong đó vốn ODA Phần Lan là 34,7 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam. Dự án có hệ thống cấp nước với công suất giai đoạn I là 1.000 m3 /ngày đêm; hệ thống thoát và xử lý nước thải là 450 m3 /ngày đêm. Dự kiến, các công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2014.
Thực hiện Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Phần Lan, tỉnh Hà Giang vừa khởi công xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh môi trường tại thị trấn Tam Sơn (huyện Quản Bạ) và thị trấn Yên Minh (huyện Yên Minh), với tổng mức vốn đầu tư là 64,2 tỷ đồng, trong đó vốn ODA Phần Lan là 34,7 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam. Dự án có hệ thống cấp nước với công suất giai đoạn I là 1.000 m3 /ngày đêm; hệ thống thoát và xử lý nước thải là 450 m3 /ngày đêm. Dự kiến, các công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2014.
* Chia sẻ kinh nghiệm chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại giữa các nước CLMV
Ngày 6-11, tại Hà Nội, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công thương) phối hợp Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU – MUTRAP) tổ chức Hội thảo chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại giữa các nước CLMV (Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam).
Đại biểu các nước Cam-pu-chia, Lào và Mi-an-ma, Việt Nam cùng chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi thông tin về công tác chống hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại; bảo vệ sở hữu trí tuệ và bàn biện pháp phối hợp đấu tranh chống hàng giả, hàng lậu và bảo vệ sở hữu trí tuệ ở phạm vi tiểu vùng nhằm đối phó với thực trạng gian lận thương mại ngày càng tinh vi, phức tạp, có tổ chức liên quốc gia. Hội thảo cũng đề cập các vướng mắc lớn nhất hiện nay là việc nhận thức về vấn đề chống hàng giả, hàng kém chất lượng; gian lận thương mại còn thiếu đồng nhất về phương pháp thực thi giữa các cơ quan và trong cùng một lực lượng; việc xử lý các vi phạm và trình tự thủ tục còn rườm rà, mất nhiều thời gian và thường hay xảy ra kiện cáo…
* Ngành than tập trung đầu tư dự án trọng điểm
Ngày 6-11, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho biết, ngành đang tiếp tục rà soát, cắt giảm các dự án, hạng mục đầu tư chưa cấp bách, chỉ giữ lại các dự án, hạng mục chính phục vụ trực tiếp cho sản xuất, các dự án quyết định tăng trưởng của tập đoàn và các đơn vị.
Theo đó, Vinacomin dồn sức triển khai các dự án khai thác than hầm lò sâu của các Công ty than Mạo Khê, Thống Nhất, Khe Chàm, Nam Mẫu, Hà Lầm, Vàng Danh,… Bên cạnh đó, Vinacomin tiếp tục hiện đại hóa công nghệ khai thác hầm lò qua việc áp dụng nhanh vì chống thủy lực đơn, giá thủy lực di động, cơ giới hóa công tác đào và chống lò; đầu tư các thiết bị khoan, khai thác, thiết bị an toàn mỏ hầm lò.
* PV Jetstar Paciịc mở đường bay đến Phú Quốc và Nha Trang
Ngày 6-11, Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Paciịc công bố mở thêm hai đường bay nội địa giữa TP Hồ Chí Minh – Nha Trang, và TP Hồ Chí Minh – Phú Quốc, bắt đầu từ ngày 15-12 bằng máy bay Airbus A320.
Mỗi ngày, sẽ có một chuyến bay khứ hồi xuất phát từ TP Hồ Chí Minh đi Nha Trang (Sân bay Cam Ranh) vào lúc 12 giờ 10 phút, và chuyến bay đi Phú Quốc khởi hành lúc 13 giờ 10 phút. Chiều ngược lại về TP Hồ Chí Minh, thời gian cất cánh từ Sân bay Cam Ranh lúc 13 giờ 40 phút, từ Sân bay Phú Quốc lúc 14 giờ 35 phút.
Chào mừng sự kiện có thêm hai đường bay mới, Jetstar Paciịc có chương trình “Miễn phí cho người cùng bay”, được mở bán từ 12 giờ ngày 7-11 đến 12 giờ ngày 8-11, giá vé cho hai người bay cùng nhau giữa chặng TP Hồ Chí Minh – Nha Trang, hoặc Phú Quốc trong giai đoạn từ ngày 15-12-2013 đến ngày 16-1-2014 chỉ 470 nghìn đồng/chặng. Và từ 12 giờ ngày 8-11 đến hết ngày 11-11, Jetstar Paciịc bán vé rẻ chỉ 279 nghìn đồng/chặng/khách giữa TP Hồ Chí Minh – Phú Quốc, Nha Trang, khởi hành từ ngày 15-12 đến ngày 16-1-2014.
* Hội nghị Thủy cầm thế giới lần thứ 5
Ngày 6-11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Khoa học kỹ thuật Thế giới tổ chức Hội nghị Thủy cầm thế giới lần thứ 5 với sự tham gia của 200 nhà khoa học, nhà quản lý, nhà tổ chức từ nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới và Việt Nam.
Với chủ đề “Phát triển chăn nuôi thủy cầm bền vững”, các đại biểu cùng chia sẻ các nội dung về di truyền học và sinh sản, dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, an toàn sinh học thú y và môi trường, thị trường, an toàn thực phẩm và chăn nuôi hộ gia đình. Những thông tin mới nhất này sẽ giúp Việt Nam đưa ra giải pháp tổng thể nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi thủy cầm của nước ta phát triển bền vững.
Theo Nhandan.vn
Ý kiến ()