Khởi công dự án 512 căn hộ nhà ở xã hội
Ngày 24-7, Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Ðà (thuộc Tổng công ty Sông Ðà) tổ chức động thổ dự án nhà ở xã hội tại 143 Trần Phú, Hà Ðông, Hà Nội.
Ngày 24-7, Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Ðà (thuộc Tổng công ty Sông Ðà) tổ chức động thổ dự án nhà ở xã hội tại 143 Trần Phú, Hà Ðông, Hà Nội.
Dự án được xây dựng trên khu đất rộng 2.590 m2, cao 35 tầng, quy mô 512 căn hộ, tổng diện tích sàn 48 nghìn m2 với tổng mức đầu tư 560 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành dự án vào cuối năm 2015, đáp ứng chỗ ở của khoảng 2.200 người thu nhập thấp. Ðây là một trong những dự án đầu tiên được UBND thành phố Hà Nội cho phép chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Theo yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội, khi chuyển sang làm nhà ở xã hội, chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí tầng 2, tầng 3 tòa nhà để sử dụng làm nhà trẻ, mẫu giáo, khu y tế, khu thể thao; nhà sinh hoạt cộng đồng bố trí tại tầng 1.
PV
Vinachem phấn đấugiá trị sản xuất công nghiệp tăng 8,2% so năm 2012
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng sáu tháng đầu năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đạt được 21.224 tỷ đồng, tăng 6,7%; doanh thuđạt 23.923 tỷ đồng, tăng 6,3%; lợi nhuận sáu tháng ước đạt 1.586 tỷ đồng, bằng 100% so với sáu tháng đầu năm 2012.
Lãnh đạo Vinachem đã chỉ đạo các đơn vị thành viên, người đại diện phần vốn tại các công ty cổ phần triển khai kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cân đối tồn kho hợp lý, bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho thị trường. Nhờ đó, sản lượng hàng hóa tiêu thụ trong toàn Tập đoàn đạt cao hơn so cùng kỳ năm trước, tồn kho giảm mạnh; doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng khá;bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động. Nhiều đơn vị đã triển khai tốt quy định về mua bán sản phẩm, dịch vụ giữa các đơn vị thành viên Tập đoàn và với các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ Công thương.
Trong sáu tháng cuối năm, Tập đoànvà các đơn vị thành viên quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm 2013, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 45 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so năm 2012.
PV
Sử dụng công cụ phòng vệ thương mại chính đáng
Ngày 24-7, tại Hà Nội, Trung tâm WTO thuộc Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo “Kiện chống bán phá giá: Ðánh thức công cụ bị bỏ quên”.
Ðến nay, Việt Nam mới chỉ tiến hành ba vụ điều tra, bao gồm hai vụ điều tra tự vệ và một vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu. Công cụ phòng vệ thương mại này tuy đã được Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) công nhận nhưng chưa được sử dụng hiệu quả tại Việt Nam, chưa được các DN trong nước chú trọng.Tại hội thảo, các ý kiến tập trung nhằm giúp các DN, hiệp hội và các đơn vị có liên quan của Việt Nam hiểu thêm về quy trình, thủ tục điều tra phòng vệ thương mại theo pháp luật liên quan của Việt Nam, quyền và lợi ích của các bên liên quan trong vụ kiện chống bán phá giá và trao đổi chia sẻ thông tin, kinh nghiệm từ các vụ kiện đã và đang diễn ra. Tuy nhiên, để vụ kiện chống bán phá giá thành công, các DN phải tính toán kỹ mức độ thiệt hại như: lượng bán hàng, doanh thu, hàng tồn kho…, rồi mới tính tiếp có nên tiếp tục tham gia vụ kiện.
Theo Nhandan
Ý kiến ()