Hiện nay, hoạt động KH&CN tiếp tục được triển khai theo đúng tiến độ đề ra. Các đề tài, dự án khoa học được nghiên cứu đi vào chiều sâu, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của tỉnh, sát với thực tiễn của địa phương và được triển khai có hiệu quả. Nhiều đề tài, dự án được Hội đồng KH&CN tỉnh nghiệm thu, đánh giá đạt kết quả tốt, cung cấp nhiều luận cứ, số liệu và giải pháp có giá trị khoa học và thực tiễn giúp cho các cấp lãnh đạo quản lý trong quá trình chỉ đạo, điều hành ra quyết định. Đồng thời tích cực góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất và đời sống, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kết quả của các đề tài, dự án sau khi nghiệm thu đã được tổ chức tuyên truyền và phổ biến để áp dụng trong thực tế sản suất - đời sống, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
LSO-Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, các cấp, ngành chức năng của tỉnh vẫn đặc biệt đề cao vai trò của khoa học và công nghệ trong sự phát triển chung. Nhờ vậy, hoạt động KH-CN trên địa bàn đã đạt được kết quả khả quan, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) của tỉnh.
Nông dân xã Tân Thành (Hữu Lũng) được mùa sắn nhờ áp dụng khoa học mới vào sản xuất
Trong thời gian qua, Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Lạng Sơn đã triển khai một số dự án ứng dụng tiến bộ KH và CN thuộc các lĩnh vực từ nhân giống cây trồng, sản xuất, tiêu thụ rau an toàn… đến ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tuyên truyền thông tin khoa học… Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên cơ sở đã được tiếp cận và làm chủ quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
Trong năm qua, hàng trăm lượt hộ nông dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất khoai tây giống theo một mô hình sản xuất mới, khép kín. Nhờ đó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích hợp cho vụ đông thành sản phẩm hàng hóa, góp phần tăng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân và an ninh lương thực của tỉnh. Không chỉ giúp bà con nông dân về kỹ thuật, hiện ngành khoa học Lạng Sơn tiếp tục sản xuất giống khoai tây các cấp (từ củ khoai giống Invitro đến siêu nguyên chủng và nguyên chủng) để phục vụ sản xuất khoai tây giống trên địa bàn với quy mô khoảng 150 đến 200 nghìn củ giống khoai Invitro và 40 tấn giống khoai tây nguyên chủng/năm. Bên cạnh đó, Sở KH&CN luôn chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng KH và CN tiên tiến vào sản xuất. Do đó, đến nay toàn tỉnh có từ 70 đến 95% diện tích gieo trồng được nông dân đưa giống mới vào sản xuất như: lúa, ngô lai, đậu tương… góp phần đưa tổng giá trị thu nhập trên diện tích gieo trồng đạt từ 50 triệu đồng/ha trở lên. Nhiều huyện đã hình thành các vùng chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng khoai tây, dưa hấu ở huyện Lộc Bình và Cao Lộc; vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở Tràng Định…
Đối với lĩnh vực nông nghiệp của Lạng Sơn, từ khi ứng dụng KH&CN vào nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ sinh học về giống cây, giống con trong sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh đã lựa chọn được bộ giống lúa, giống ngô có năng suất cao, chất lượng tốt. Điển hình như giống ngô lai LVN – 10, có năng suất trung bình 75 tạ/ha. Giống ngô lai này đã góp phần hạ giá thành, chủ động một phần hạt giống cho sản suất. Nhờ đó, sản lượng lương thực của tỉnh Lạng Sơn được cải thiện rõ nét. Trước năm 2003, sản lượng lương thực chỉ đạt khoảng 230 nghìn tấn/năm, sau khi áp dụng những tiến bộ KHCN vào sản xuất, nghiên cứu tìm ra những giống lúa, ngô lai cho năng suất cao, đến nay sản lượng lương thực tỉnh đã tăng lên hơn 280 nghìn tấn/năm. Ngoài ra, công nghệ sinh học bước đầu đã được ứng dụng đạt hiệu quả cao trong một số lĩnh vực như: sản xuất giống thuốc lá, giống nấm ăn, nấm dược liệu, giống bạch đàn, keo lai bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào. Ngành đã tiến hành các đề tài, mô hình thâm canh tăng năng suất cho lúa, ngô, khoai tây, dưa hấu, thuốc lá, hồi, chè bằng các phương pháp ứng dụng giống mới, các công nghệ tiến bộ, kỹ thuật tiên tiến, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Điển hình như đối với cây hồi, sau khi ứng dụng công nghệ sinh học (ghép mắt) đã rút ngắn thời gian hồi ra hoa từ 8 năm xuống còn 3 năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhằm khai thác đặc điểm khí hậu trong sản xuất nông nghiệp, Sở KH và CN trực tiếp giao Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH và CN thực hiện dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn (RAT) tại Lạng Sơn”. Sau một thời gian thực hiện, qua các mô hình RAT tại một số vùng trồng rau của tỉnh, người dân đã biết cách áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp quản lý, giám sát trong sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VIETGAP, từ khâu gieo trồng đến tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, sản phẩm RAT ở Lạng Sơn đã và đang được tiêu thụ mạnh trên địa bàn tỉnh. Từ những kết quả đạt được, nhiều hộ nông dân phấn khởi, tích cực mở rộng thêm diện tích sản xuất RAT.
Hiện nay, hoạt động KH&CN tiếp tục được triển khai theo đúng tiến độ đề ra. Các đề tài, dự án khoa học được nghiên cứu đi vào chiều sâu, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của tỉnh, sát với thực tiễn của địa phương và được triển khai có hiệu quả. Nhiều đề tài, dự án được Hội đồng KH&CN tỉnh nghiệm thu, đánh giá đạt kết quả tốt, cung cấp nhiều luận cứ, số liệu và giải pháp có giá trị khoa học và thực tiễn giúp cho các cấp lãnh đạo quản lý trong quá trình chỉ đạo, điều hành ra quyết định. Đồng thời tích cực góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất và đời sống, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Kết quả của các đề tài, dự án sau khi nghiệm thu đã được tổ chức tuyên truyền và phổ biến để áp dụng trong thực tế sản suất – đời sống, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Trí Dũng
Ý kiến ()