LSO-Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn là 1 trong 9 khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Được Chính phủ thành lập vào tháng 10 năm 2008 trên cơ sở các khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn, Đồng Đăng cũ có từ cuối những năm 1990.Bốc xếp hàng tại cửa khẩu Hữu Nghị - Ảnh: Hòa LộcNhiều năm gần đây, hàng nghìn kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) được ứng dụng rộng rãi, đã và đang trở thành đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng. Điều này đã được nhà kinh tế Robert Solow khẳng định “thay đổi công nghệ là yếu tố mạnh giúp tăng trưởng kinh tế”. Ở khía cạnh này, theo phân tích ở 38 quốc gia và khu vực của Ngân hàng thế giới, tiến bộ công nghệ đóng góp 50% vào tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển, hơn 30% ở các nước đang phát triển. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, đầu tư và tăng cường tiềm lực cho KH&CN đạt mức 2% tổng...
LSO-Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn là 1 trong 9 khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Được Chính phủ thành lập vào tháng 10 năm 2008 trên cơ sở các khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn, Đồng Đăng cũ có từ cuối những năm 1990.
|
Bốc xếp hàng tại cửa khẩu Hữu Nghị – Ảnh: Hòa Lộc |
Nhiều năm gần đây, hàng nghìn kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) được ứng dụng rộng rãi, đã và đang trở thành đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng. Điều này đã được nhà kinh tế Robert Solow khẳng định “thay đổi công nghệ là yếu tố mạnh giúp tăng trưởng kinh tế”. Ở khía cạnh này, theo phân tích ở 38 quốc gia và khu vực của Ngân hàng thế giới, tiến bộ công nghệ đóng góp 50% vào tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển, hơn 30% ở các nước đang phát triển. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, đầu tư và tăng cường tiềm lực cho KH&CN đạt mức 2% tổng chi ngân sách hàng năm, tương đương với gần 0,5% GDP. Cùng với đó, hệ thống thể chế pháp lý và cơ chế, chính sách đã hoàn thiện hơn tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động KH&CN. Đối với Lạng Sơn, xác định tầm quan trọng của lĩnh vực KHCN trong việc phát triển kinh tế, UBND tỉnh đã có Quyết định (QĐ) số 944/QĐ-UBND ngày 19/5/2008 về việc quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. QĐ 944 nêu rõ: KH&CN phải được phát triển để trở thành một nguồn lực cho quá trình phát triển nhanh và bền vững của tỉnh, góp phần đưa Lạng Sơn “từng bước rút ngắn khoảng cách so với trình độ phát triển chung của cả nước; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. Mục tiêu tổng quan của QĐ 944 cũng nêu: Phục vụ hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh bằng cách khai thác các lợi thế của tỉnh, đó là: có thể phát huy tốt vai trò đi đầu trong phát triển vùng trung du và miền núi phía Bắc, trong đó có vùng biên giới Việt – Trung được quy hoạch đến năm 2020 trở thành một vùng kinh tế tổng hợp với kinh tế cửa khẩu. Đặc biệt, mục tiêu cụ thể của QĐ 944 khẳng định: Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ tại thành phố Lạng Sơn, thị trấn Đồng Đăng và các khu kinh tế cửa khẩu. Tập trung vào nghiên cứu xúc tiến thương mại và tạo lập thị trường đối với sản phẩm của tỉnh. Nghiên cứu đưa các công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp cơ khí, điện tử, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, v.v…
Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11.7.2008 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ: Xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng là điểm khởi đầu cho sự hợp tác phát triển của tuyến Hành lang kinh tế và khu cụm công nghiệp ở Lạng Sơn. Đồng thời là nơi xúc tiến thương mại trực tiếp giữa bên bán và bên mua hàng, là khu kinh tế mở xuyên biên giới. Trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng có đầy đủ cơ sở hạ tầng về đường, điện, thông tin, cấp và thoát nước, khu phi thuế quan, khu công nghiệp chế biến gia công hàng hóa gắn với các cửa khẩu… để phát triển dịch vụ thương mại, du lịch gắn với các cửa khẩu đường bộ và đường sắt của tuyến hành lang. Cụm đô thị Đồng Đăng – thành phố Lạng Sơn với việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng là khu vực kinh tế năng động, trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch, điểm trung chuyển hàng hóa và giao thương lớn của tuyến Hành lang Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Trung Quốc với khu vực ASEAN. Phát triển các khu cụm công nghiệp gắn với các điểm đô thị như cụm công nghiệp và đô thị Lộc Bình – Na Dương; cụm công nghiệp và đô thị Bình Gia – Bắc Sơn; cụm công nghiệp và đô thị Văn Lãng – Tràng Định. Với tầm quan trọng như vậy, thời gian qua KH&CN đã nghiên cứu, cung cấp những luận cứ khoa học cho quá trình phát triển bền vững và giữ vững an ninh – quốc phòng, phục vụ hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, KH&CN đã phát huy vai trò của mình trong việc đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực mũi nhọn, đột phá, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong việc thúc đẩy thương mại, dịch vụ, du lịch và kinh tế cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn. Với sự vào cuộc của nhiều ngành, trong đó có KH&CN, sau hơn hai năm (từ năm 2008 đến nay) triển khai quyết liệt, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn đã có 28 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng mức đầu tư đăng ký hơn 4.520 tỷ đồng, trong đó chín dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Sau một thời gian triển khai, một số dự án đã đi vào hoạt động như: Mở rộng bãi đỗ xe cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Nhà máy chế biến chì thỏi Hâm Thiêm, Trung tâm thương mại Bắc Sơn… Hiện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã có báo cáo khởi động dự án phát triển toàn diện kinh tế – xã hội thị trấn Đồng Đăng, đề xuất đầu tư hạ tầng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, xây dựng năng lực với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 31,5 triệu USD…
Hy vọng rằng, trong những năm tới KH&CN Lạng Sơn sẽ thực sự trở thành động lực cho quá trình phát triển nhanh và bền vững của tỉnh, góp phần đưa Lạng Sơn từng bước rút ngắn khoảng cách so với trình độ phát triển chung của cả nước; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, KH&CN sẽ giúp Lạng Sơn khẳng định rõ vai trò là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
T.D
Ý kiến ()