Khó khăn trong phát triển hệ thống bến xe tại Lạng Sơn
LSO- Lạng Sơn hiện có mạng lưới giao thông đường bộ được phân bố khá hợp lý gồm 7 tuyến quốc lộ, 36 tuyến đường tỉnh, 75 tuyến đường huyện, 8 bến xe khách, 3 điểm đỗ xe và 10 bãi đỗ xe, góp phần thúc đẩy hoạt động vận tải phát triển. Tuy nhiên, các bến xe hầu hết có quy mô chưa đáp ứng được nhu cầu trung chuyển vận tải hàng hóa ngày càng tăng và điểm dừng đỗ cho các phương tiện, doanh nghiệp đến làm ăn tại Lạng Sơn. Việc phát triển hệ thống bến xe tại Lạng Sơn còn gặp nhiều khó khăn nhất là tại khu vực các huyện, cặp chợ cửa khẩu biên giới và trung tâm các cụm xã. Hoạt động bốc xếp hàng hóa tại bãi xe Nà Nưa, xã Quốc Khánh, huyện Tràng ĐịnhTrong những năm qua, công tác quy hoạch các bến xe đã được tỉnh triển khai thực hiện và có cơ chế thu hút đầu tư xây dựng mới các bến xe, bãi xe theo hình thức xã hội hóa nhưng tiến độ triển khai còn chậm. Từ năm 2004 đến nay mới thực hiện...
LSO- Lạng Sơn hiện có mạng lưới giao thông đường bộ được phân bố khá hợp lý gồm 7 tuyến quốc lộ, 36 tuyến đường tỉnh, 75 tuyến đường huyện, 8 bến xe khách, 3 điểm đỗ xe và 10 bãi đỗ xe, góp phần thúc đẩy hoạt động vận tải phát triển. Tuy nhiên, các bến xe hầu hết có quy mô chưa đáp ứng được nhu cầu trung chuyển vận tải hàng hóa ngày càng tăng và điểm dừng đỗ cho các phương tiện, doanh nghiệp đến làm ăn tại Lạng Sơn. Việc phát triển hệ thống bến xe tại Lạng Sơn còn gặp nhiều khó khăn nhất là tại khu vực các huyện, cặp chợ cửa khẩu biên giới và trung tâm các cụm xã.
Hoạt động bốc xếp hàng hóa tại bãi xe Nà Nưa, xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định
Trong những năm qua, công tác quy hoạch các bến xe đã được tỉnh triển khai thực hiện và có cơ chế thu hút đầu tư xây dựng mới các bến xe, bãi xe theo hình thức xã hội hóa nhưng tiến độ triển khai còn chậm. Từ năm 2004 đến nay mới thực hiện đầu tư xây dựng được Bến xe phía Bắc, bến xe Tân Thanh, bãi xe Hữu Nghị là những địa bàn hoạt động giao lưu hàng hóa khá phát triển. Hiện tại trên địa bàn tỉnh còn 6 huyện gồm Bình Gia, Văn Quan, Tràng Định, Văn Lãng, Lộc Bình và Chi Lăng và hàng chục trung tâm cụm xã, một số cửa khẩu chưa xây dựng được bến xe. Việc thu hút đầu tư xây dựng các bến xe tại các huyện là rất khó khăn bởi khả năng thu hồi vốn chậm, các phương tiện lưu thông hàng hóa chưa sôi động, dịch vụ ăn theo tại bến xe các huyện hạn chế. Không những thế, để thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng các bến xe ở các huyện phải có mặt bằng sạch, trong khi công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại các huyện là rất khó khăn. Huyện Văn Quan hiện có hai tuyến vận tải cố định đang hoạt động gồm tuyến Bến xe phía Bắc-Tu Đồn và Bến xe phía Bắc-Chợ Bãi. Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, hoạt động vận tải theo tuyến cố định phải có bến đi và bến đến nhưng từ nhiều năm nay, các phương tiện vận tải tuyến cố định chạy trên tuyến thành phố Lạng Sơn đến địa bàn huyện Văn Quan đều không đáp ứng được điều kiện về bến xe. Ông Hứa Phong Lan, Phó trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Văn Quan cho biết, đến nay huyện đã có quy hoạch về xây dựng các bến xe trên địa bàn như khu vực thị trấn Văn Quan, khu vực các trung tâm cụm xã nhưng do huyện thiếu kinh phí cho công tác giải phóng mặt bằng nên chưa thu hút được nhà đầu tư xây dựng được bến xe. Huyện Tràng Định có nhiều tuyến cố định chạy từ thành phố Lạng Sơn về huyện như; thành phố Lạng Sơn đi Quốc Khánh, đi Thất Khê, Áng Mò (xã Tân Tiến) nhưng các điểm đến tại huyện Tràng Định đều chưa có bến xe theo tiêu chuẩn. Điều này, dẫn tới hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa từ khu vực trung tâm về các trung tâm cụm xã thiếu trật tự gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước cũng như thất thu cho ngân sách.
Công Quân

Ý kiến ()