Khó khăn trong bảo đảm an toàn giao thông đường thủy tại các bến đò ngang
LSO-Mặc dù trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chưa xảy ra tai nạn giao thông đường thủy, tuy nhiên, vào đầu tháng 9/2013 liên tiếp xảy ra các vụ tử vong do nước lũ cuốn trôi trên địa bàn huyện Lộc Bình, Văn Quan, Văn Lãng do bà con bất cẩn khi đi làm qua các con sông, đoạn suối nước dâng cao.
LSO-Mặc dù trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chưa xảy ra tai nạn giao thông đường thủy, tuy nhiên, vào đầu tháng 9/2013 liên tiếp xảy ra các vụ tử vong do nước lũ cuốn trôi trên địa bàn huyện Lộc Bình, Văn Quan, Văn Lãng do bà con bất cẩn khi đi làm qua các con sông, đoạn suối nước dâng cao. Điều đó lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình tai nạn đuối nước trên các đoạn sông suối, bến đò ngang trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn khi mùa mưa lũ đang diễn biến bất thường.
Bến đò Lục Thôn, huyện Lộc Bình |
Do nhu cầu đi lại giữa các thôn bản, trên các dòng sông suối lớn đã hình thành tự phát các bến đò ngang phục vụ nhu cầu vận chuyển người và hàng hóa qua sông. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Sở Giao thông – Vận tải Lạng Sơn, hiện trên địa bàn tỉnh có 75 bến đò ngang tại 6 huyện gồm Tràng Định 14 bến, Lộc Bình 21 bến, Văn Quan 12 bến, Văn Lãng 8 bến, Cao Lộc 5 bến và Hữu Lũng 16 bến. Về số lượng bè mảng, toàn tỉnh có 162 bè mảng phục vụ vận chuyển hàng nghìn lượt người và hàng hóa qua sông trong 1 tháng. Trong số lượng khách là giáo viên và học sinh chiếm khoảng trên 50%. Tuy nhiên theo quy định tại Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông – Vận tải ban hành về quy chế hoạt động của cảng, bến thủy nội địa thì 100% các bến khách ngang sông của tỉnh Lạng Sơn không đáp ứng được tiêu chí về điều kiện hoạt động cũng như các tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn cho hành khách. Cụ thể như bến đò Hùng Việt (Tràng Định), Tân Việt (Văn Lãng), Lục Thôn (Lộc Bình), bến đò từ trung tâm xã Vĩnh Yên đi thôn Khuổi Màn (Bình Gia), bến đò đi Khuổi Lùng, xã Quý Hòa (Bình Gia)… Trước nguy cơ mất an toàn tại các bến đò, trong những năm 2010, 2012 và 9 tháng đầu năm 2013, Ban An toàn giao thông tỉnh và các đơn vị doanh nghiệp của tỉnh đã trang bị trên 3.200 áo phao các loại cho các chủ đò cũng như hành khách khi vận chuyển trên những truyến đò ngang. Tuy nhiên, ý thức chấp hành an toàn giao thông đường thủy của người dân và các chủ đò vẫn còn rất yếu và hạn chế dẫn tới việc quản lý, sử dụng số phương tiện trên chưa hiệu quả.
Bến đò Xuân Lũng thuộc xã Bình Trung, huyện Cao Lộc là một điển hình về tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy nội địa. Theo số liệu của UBND xã cung cấp, hiện bến có khoảng 30 bè hoạt động, bình quân một ngày bến đò này vận chuyển khoảng 100 lượt người qua lại, trong đó 60% là các em học sinh. Hầu hết các chủ bè đều không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho hành khách khi tiến hành vận chuyển khách qua sông. Ông Vi Văn Biên, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Trung cho biết: năm 2012, xã được huyện cấp 30 áo phao để góp phần bảo đảm an toàn cho hoạt động vận chuyển hành khách tại các bến đò trên địa bàn trong đó có bến Xuân Lũng, tuy nhiên do tâm lý chủ quan của các chủ bè mảng và người dân khi đi qua sông nên việc sử dụng, quản lý các áo phao này chưa phát huy hiệu quả. Để bảo đảm an toàn cho các bè mảng, chính quyền xã Bình Trung thường xuyên tổ chức tuyên truyền, cảnh báo và cấm các chủ bè không vận chuyển khách khi nước dâng cao và xuất hiện mưa bão kéo dài. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn La Thông, Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải Lạng Sơn cho biết: hàng năm sở đều tổ chức chỉ đạo Phòng Kinh tế hạ tầng, Ban An toàn giao thông các huyện tăng cường kiểm tra hoạt động, điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Tuy nhiên, do các bến đò ngang hình thành tự phát, hoạt động không thường xuyên và hiện tỉnh chưa có quy hoạch các bến đò ngang, vì vậy công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động giao thông tại các bến đò ngang còn gặp nhiều khó khăn.
Như vậy có thể thấy, các chuyến đò có được bảo đảm an toàn hay không phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của các chủ bè mảng, người tham gia giao thông trên các chuyến đò. Bên cạnh đó là sự vào cuộc của chính quyền cơ sở trong công tác vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước mỗi khi tổ chức vận chuyển khách qua các đoạn sông, suối.
Mặc dù trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chưa xảy ra tai nạn giao thông đường thủy, tuy nhiên, vào đầu tháng 9/2013 liên tiếp xảy ra các vụ tử vong do nước lũ cuốn trôi trên địa bàn huyện Lộc Bình, Văn Quan, Văn Lãng do bà con bất cẩn khi đi làm qua các con sông, đoạn suối nước dâng cao. Điều đó lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình tai nạn đuối nước trên các đoạn sông suối, bến đò ngang trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn khi mùa mưa lũ đang diễn biến bất thường.
Do nhu cầu đi lại giữa các thôn bản, trên các dòng sông suối lớn đã hình thành tự phát các bến đò ngang phục vụ nhu cầu vận chuyển người và hàng hóa qua sông. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Sở Giao thông – Vận tải Lạng Sơn, hiện trên địa bàn tỉnh có 75 bến đò ngang tại 6 huyện gồm Tràng Định 14 bến, Lộc Bình 21 bến, Văn Quan 12 bến, Văn Lãng 8 bến, Cao Lộc 5 bến và Hữu Lũng 16 bến. Về số lượng bè mảng, toàn tỉnh có 162 bè mảng phục vụ vận chuyển hàng nghìn lượt người và hàng hóa qua sông trong 1 tháng. Trong số lượng khách là giáo viên và học sinh chiếm khoảng trên 50%. Tuy nhiên theo quy định tại Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông – Vận tải ban hành về quy chế hoạt động của cảng, bến thủy nội địa thì 100% các bến khách ngang sông của tỉnh Lạng Sơn không đáp ứng được tiêu chí về điều kiện hoạt động cũng như các tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn cho hành khách. Cụ thể như bến đò Hùng Việt (Tràng Định), Tân Việt (Văn Lãng), Lục Thôn (Lộc Bình), bến đò từ trung tâm xã Vĩnh Yên đi thôn Khuổi Màn (Bình Gia), bến đò đi Khuổi Lùng, xã Quý Hòa (Bình Gia)… Trước nguy cơ mất an toàn tại các bến đò, trong những năm 2010, 2012 và 9 tháng đầu năm 2013, Ban An toàn giao thông tỉnh và các đơn vị doanh nghiệp của tỉnh đã trang bị trên 3.200 áo phao các loại cho các chủ đò cũng như hành khách khi vận chuyển trên những truyến đò ngang. Tuy nhiên, ý thức chấp hành an toàn giao thông đường thủy của người dân và các chủ đò vẫn còn rất yếu và hạn chế dẫn tới việc quản lý, sử dụng số phương tiện trên chưa hiệu quả.
Bến đò Xuân Lũng thuộc xã Bình Trung, huyện Cao Lộc là một điển hình về tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy nội địa. Theo số liệu của UBND xã cung cấp, hiện bến có khoảng 30 bè hoạt động, bình quân một ngày bến đò này vận chuyển khoảng 100 lượt người qua lại, trong đó 60% là các em học sinh. Hầu hết các chủ bè đều không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho hành khách khi tiến hành vận chuyển khách qua sông. Ông Vi Văn Biên, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Trung cho biết: năm 2012, xã được huyện cấp 30 áo phao để góp phần bảo đảm an toàn cho hoạt động vận chuyển hành khách tại các bến đò trên địa bàn trong đó có bến Xuân Lũng, tuy nhiên do tâm lý chủ quan của các chủ bè mảng và người dân khi đi qua sông nên việc sử dụng, quản lý các áo phao này chưa phát huy hiệu quả. Để bảo đảm an toàn cho các bè mảng, chính quyền xã Bình Trung thường xuyên tổ chức tuyên truyền, cảnh báo và cấm các chủ bè không vận chuyển khách khi nước dâng cao và xuất hiện mưa bão kéo dài. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn La Thông, Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải Lạng Sơn cho biết: hàng năm sở đều tổ chức chỉ đạo Phòng Kinh tế hạ tầng, Ban An toàn giao thông các huyện tăng cường kiểm tra hoạt động, điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Tuy nhiên, do các bến đò ngang hình thành tự phát, hoạt động không thường xuyên và hiện tỉnh chưa có quy hoạch các bến đò ngang, vì vậy công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động giao thông tại các bến đò ngang còn gặp nhiều khó khăn.
Như vậy có thể thấy, các chuyến đò có được bảo đảm an toàn hay không phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của các chủ bè mảng, người tham gia giao thông trên các chuyến đò. Bên cạnh đó là sự vào cuộc của chính quyền cơ sở trong công tác vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước mỗi khi tổ chức vận chuyển khách qua các đoạn sông, suối.
CÔNG QUÂN
Ý kiến ()