Trong bối cảnh đầy khó khăn của năm 2011, số doanh nghiệp (DN) thành lập mới giảm hẳn, không ít DN phải giải thể. Năm 2012 được dự báo là một năm DN tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng theo Báo cáo thường niên DN Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Ngân hàng Thế giới thực hiện, vẫn có 32% DN được khảo sát có ý định mở rộng quy mô kinh doanh trong năm 2012.Viện Phát triển DN - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) vừa chính thức công bố Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2011. Với chủ đề của năm là Liên kết kinh doanh, Báo cáo đã chỉ ra những khó khăn mà các DN Việt Nam đã đương đầu trong năm 2011. Trong bối cảnh khó khăn đó, số lượng DN mới thành lập giảm cả về số lượng và số vốn đăng ký. Năm 2011, số lượng DN mới đăng ký kinh doanh đạt 77.548 DN, với số vốn đăng ký đạt hơn 513 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 13%...
Trong bối cảnh đầy khó khăn của năm 2011, số doanh nghiệp (DN) thành lập mới giảm hẳn, không ít DN phải giải thể. Năm 2012 được dự báo là một năm DN tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng theo Báo cáo thường niên DN Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Ngân hàng Thế giới thực hiện, vẫn có 32% DN được khảo sát có ý định mở rộng quy mô kinh doanh trong năm 2012.
Viện Phát triển DN – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) vừa chính thức công bố Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2011. Với chủ đề của năm là Liên kết kinh doanh, Báo cáo đã chỉ ra những khó khăn mà các DN Việt Nam đã đương đầu trong năm 2011. Trong bối cảnh khó khăn đó, số lượng DN mới thành lập giảm cả về số lượng và số vốn đăng ký. Năm 2011, số lượng DN mới đăng ký kinh doanh đạt 77.548 DN, với số vốn đăng ký đạt hơn 513 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 13% về số DN đăng ký mới và giảm 5,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2010. Tính cả năm 2011, số DN giải thể là 7.611 DN. Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 31-12-2011, tổng số DN đăng ký theo Luật DN là 622.977 DN, tổng số DN đã giải thể là 79.014 DN.
Thông qua hai chỉ số về lao động và tài chính, báo cáo nhận định năng lực lao động chưa được cải thiện, năng lực tài chính, năng lực sử dụng vốn, năng lực sinh lợi có xu hướng giảm, đặc biệt ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), trái hẳn với khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), năng lực sử dụng lao động và năng lực sinh lời ở khu vực này là cao nhất. Cụ thể, trong năm ngành nghiên cứu, nếu năm 2009, tỷ lệ DN kinh doanh thua lỗ cao nhất trong hai ngành sản xuất da giày (55%) và sản xuất xe có động cơ (46%) thì sang năm 2010, tỷ lệ này đã được cải thiện lần lượt xuống còn 24% và 41%. Đây là hai ngành có tỷ lệ DN thua lỗ giảm vào năm 2010, còn ba ngành còn lại tỷ lệ này đều tăng, nhất là hai ngành dịch vụ logistics và du lịch.
Theo phân tích của TS Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI, tỷ lệ DN thua lỗ trong năm ngành nghiên cứu đều có xu hướng tăng, mặc dù đã có sự trợ giúp tích cực của Nhà nước thông qua chính sách kích cầu năm 2009. Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong năm 2011 và Chính phủ đã kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ giãn nộp thuế cho các DN. Đây là sự phản ứng kịp thời, nhanh nhạy của các cơ quan nhà nước, song, động thái này cần tiếp tục được theo dõi do tính chất “lỗ triền miên” của các DN, nhất là DN FDI.
Có lẽ điểm sáng nhất trong Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2011 là phần khảo sát cảm nhận cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN năm 2012. Mặc dù tình hình SXKD và các điều kiện SXKD của quý I-2012 được các DN dự cảm có xu hướng giảm hơn so với quý IV-2011, nhưng vẫn có 32% DN được khảo sát có ý định mở rộng quy mô kinh doanh trong năm 2012; 52% DN quyết định giữ nguyên quy mô kinh doanh; 15% DN có thể giảm quy mô kinh doanh và chỉ có 1% DN đóng cửa. Lý do khiến các DN quyết định có thể mở rộng SXKD vào năm 2012 là do DN tin tưởng vào sự tăng trưởng của thị trường trong nước lẫn thị trường xuất khẩu, tiếp đến là ưu đãi thuế và sự cải thiện cơ sở hạ tầng…
“Tuy nhiên, năm 2012 được dự báo là một năm DN tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn đòi hỏi nỗ lực của chính các DN cũng như của các cơ quan nhà nước”, TS Phạm Thị Thu Hằng khẳng định. Theo đó, các DN cần tiếp tục thực hiện tái cấu trúc DN; đa dạng hóa các nguồn vốn để không quá bị lệ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng; cần mạnh dạn đột phá tham gia vào phát triển các bộ phận kinh doanh như thiết kế và công nghệ để tham gia sâu và hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu; các DN cũng cần tham gia chặt chẽ vào hệ thống các cụm, khu công nghiệp, liên kết chuỗi ngành, sản phẩm; tăng cường tham gia các hiệp hội DN, chung sức xây dựng các hiệp hội này để sớm trở thành trung tâm kết nối…
Nhiều DN kiến nghị Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo một cách quyết liệt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường công tác dự báo thị trường thế giới; cần quan tâm lộ trình điều chỉnh giá xăng dầu, điện để bảo đảm việc tăng chi phí đầu vào cho kinh doanh không gây “sốc” đối với DN; tiếp tục giãn thuế và xem xét khả năng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DN hoạt động trong một số lĩnh vực, nhất là DNNVV; thiết lập cơ chế bảo đảm có một tỷ lệ nhất định dự trữ từ các ngân hàng thương mại dành cho khu vực sản xuất và DNNVV; xây dựng khung thể chế để tăng cường liên kết kinh doanh giữa các DN theo vùng, thông qua hiệp hội DN, theo chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị…
Theo Nhandan
Ý kiến ()