Khó khăn của xi măng hiện thời chỉ là tạm thời
Điều này được nêu rõ tại buổi đối thoại trực tuyến của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng ngày 5/6 tại Hà Nội cùng với những nội dung thắc mắc của người dân về việc quy hoạch ngành xi măng, thực trạng thừa thiếu xi măng trong nước, vấn đề xuất nhập khẩu xi măng... Thời gian qua, việc các doanh nghiệp xi măng gặp khó khăn đang thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận. Mới đây, hồi tháng 4/2012, cùng với sức ép của việc tăng giá điện, giá xăng dầu, điều chỉnh tỷ giá VND/USD, giá bán than cho các hộ xi măng từ đầu năm 2012 đã tăng thêm 40% đã đè thêm gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng.Được biết, khoảng 10 năm trở lại đây, xi măng Việt Nam có giá bán thấp nhất trong khu vực ASEAN, luôn ở mức 50 USD/tấn hoặc dưới 50 USD/tấn, trong khi giá xi măng của các nước ASEAN trung bình từ 65 dến 75 USD/tấn. Ngành xi măng luôn luôn có ý thức giữ thị trường xi măng ổn định về giá và nguồn cung để góp phần...
Điều này được nêu rõ tại buổi đối thoại trực tuyến của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng ngày 5/6 tại Hà Nội cùng với những nội dung thắc mắc của người dân về việc quy hoạch ngành xi măng, thực trạng thừa thiếu xi măng trong nước, vấn đề xuất nhập khẩu xi măng…
Thời gian qua, việc các doanh nghiệp xi măng gặp khó khăn đang thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận. Mới đây, hồi tháng 4/2012, cùng với sức ép của việc tăng giá điện, giá xăng dầu, điều chỉnh tỷ giá VND/USD, giá bán than cho các hộ xi măng từ đầu năm 2012 đã tăng thêm 40% đã đè thêm gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng.
Được biết, khoảng 10 năm trở lại đây, xi măng Việt Nam có giá bán thấp nhất trong khu vực ASEAN, luôn ở mức 50 USD/tấn hoặc dưới 50 USD/tấn, trong khi giá xi măng của các nước ASEAN trung bình từ 65 dến 75 USD/tấn. Ngành xi măng luôn luôn có ý thức giữ thị trường xi măng ổn định về giá và nguồn cung để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Từ năm 2008 đến nay, giá xi măng chỉ tăng từ 13% đến 15% trong khi đó giá than đã tăng hơn gấp 2 lần; giá điện, xăng dầu cũng đều tăng liên tục…
Một vấn đề nghiêm trọng hơn là cùng với việc tăng giá, ngành điện và than chỉ đảm bảo cung ứng 70% nhu cầu điện, than cho kế hoạch sản xuất xi măng. Hơn thế nữa, việc cắt điện nguồn sẽ phải ngừng lò nung cli
Để giải đáp thắc mắc kịp thời của người dân, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định: Việt Nam đã có quy hoạch xi măng giai đoạn 2005-2010 được ban hành theo Quyết định 108 và quy hoạch giai đoạn 2011-2020 và định hướng tới năm 2030 theo Quyết định 1488 của Thủ tướng Chính phủ.
Các quy hoạch này đã dự báo đúng và phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của nước ta qua các giai đoạn. Năm 2011, cả nước tiêu thụ được 55 triệu tấn sản phẩm xi măng trên công suất thiết kế hiện có năm 2011 là 64 triệu tấn. Như vậy, lượng tiêu thụ đã đạt 86% công suất thiết kế hiện có.
Do đó, không hề có khủng hoảng về xi măng do quy hoạch như một số ý kiến đã nêu ra trong dư luận vừa qua.
Chia sẻ về việc tiêu thụ xi măng hiện nay đang giảm so với thời gian trước, tồn kho cũng nhiều hơn trước, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, đây là hiện tượng bất bình thường trong thời gian tạm thời. Theo Bộ trưởng, nguyên nhân của hiện tượng này, do Việt Nam đang thực hiện Nghị quyết 11 để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có nội dung cắt giảm đầu tư công… Do vậy, khối lượng xây dựng bị sụt giảm, dẫn đến việc giảm nhu cầu sử dụng các loại vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng.
Khó khăn đó là ngắn hạn chứ không phải dài hạn, trung hạn. Trong năm nay, dự kiến khối lượng tiêu thụ vẫn tương đương năm 2011. Trên cơ sở sản xuất và tiêu thụ thực tế 5 tháng đầu năm 2012, chúng ta có thể khẳng định năm 2012 lượng tiêu thụ cũng vào khoảng 55-56 triệu tấn sản phẩm xi măng. Với lượng tiêu thụ như vậy thì công suất thiết kế hiện có cũng được khai thác trên 80%. Ngành xi măng hiện nay cũng đang gặp nhiều khó khăn nhưng đây là khó khăn chung của cả nền kinh tế. Chúng ta không thể nói khủng hoảng xi măng là do quy hoạch.
Riêng về việc thừa thiếu xi măng và vấn đề xuất nhập khẩu, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, Việt Nam đã tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) mà cam kết của các thành viên AFTA là từ năm 2006 không được cấm nhập cũng như áp dụng hàng rào thuế quan đối với sản phẩm xi măng. Việt Nam phải thực hiện nghiêm túc cam kết này. Thêm vào đó, sản xuất xi măng do phân bổ nguyên liệu cho nên chủ yếu ở phía Bắc. Hàng năm, chúng ta phải vận chuyển vào phía Nam trên chục triệu tấn sản phẩm xi măng làm cho giá thành tại khu vực phía Nam cũng cao, nhiều khi còn cao hơn nhập khẩu clanke từ Thái Lan.
Trong nền kinh tế thị trường, nếu sử dụng trong nước hiệu quả thấp, thì phải nhập với giá cạnh tranh hơn từ bên ngoài. Trước đây, chúng ta sản xuất chưa đủ xi măng, hàng năm phải nhập từ 3,5-5 triệu tấn clanke để đảm bảo nhu cầu xi măng trong nước. Nhưng từ năm 2010, chúng ta đã có đủ nguồn cung. Từ năm 2011, cũng chỉ còn 1 công ty nhập khẩu clanke. Đó là một công ty nước ngoài (Công ty xi măng Holcin), công ty này nhập clanke từ công ty mẹ ở Thái Lan. Do chúng ta có quy hoạch đúng, nên từ chỗ phải nhập khẩu lớn đến năm 2010 chỉ nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn. Con số này giảm dần và 5 tháng đầu năm 2012 Việt Nam chỉ nhập có 370.000 tấn.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()