LSO-Nhằm mục tiêu tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) trên cơ sở quy hoạch tổng thể KT-XH, giao thông vận tải của tỉnh và các huyện, thành phố giai đoạn 2005-2010; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống đường GTNT, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngày 5/8/2005, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết (NQ) số 38/NQ-HĐND Phê chuẩn Đề án phát triển đường GTNT giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh. Sau 5 năm triển khai thực hiện, với nỗ lực đưa NQ vào cuộc sống, mạng lưới đường GTNT của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng.Để thực hiện có hiệu quả NQ HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành phổ biến, quán triệt NQ sâu rộng tới toàn thể cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Ngành chức năng đã tham mưu cho tỉnh ban...
LSO-Nhằm mục tiêu tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) trên cơ sở quy hoạch tổng thể KT-XH, giao thông vận tải của tỉnh và các huyện, thành phố giai đoạn 2005-2010; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống đường GTNT, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội , ngày 5/8/2005, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết (NQ) số 38/NQ-HĐND Phê chuẩn Đề án phát triển đường GTNT giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh. Sau 5 năm triển khai thực hiện, với nỗ lực đưa NQ vào cuộc sống, mạng lưới đường GTNT của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng.
Để thực hiện có hiệu quả NQ HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành phổ biến, quán triệt NQ sâu rộng tới toàn thể cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Ngành chức năng đã tham mưu cho tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý đường GTNT. Một số huyện đã ra Chỉ thị, Nghị quyết chuyên đề về phát triển GTNT phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Có nhiều cơ chế, giải pháp, nhiều cách làm sáng tạo, huy động được các nguồn lực, lồng ghép các chương trình mục tiêu để đầu tư cho GTNT như: Hữu Lũng, Bắc Sơn…Các nguồn vốn từ Chương trình 135, 120, vốn vay ODA, vốn vay tín dụng, vốn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đóng góp một phần không nhỏ trong phát triển GTNT những năm qua. Phong trào thi đua phát triển GTNT được nhân rộng, đi vào ý thức, trách nhiệm của đại bộ phận quần chúng nhân dân.
|
Xã Hữu Vĩnh (Bắc Sơn) phong trào làm đường GTNT phát triển mạnh, góp phần làm thay đổi diện mạo của một xã nông thôn miền núi |
Kết quả, toàn tỉnh đã làm mới và cải tạo được 358km đường ô tô các loại, thêm 23 xã có đường ô tô đến trung tâm đi được 4 mùa, nâng tổng số xã có ô tô đi lại được 4 mùa từ 181 xã năm 2005 lên 204 xã năm 2010, đạt 90,3%. Xây dựng thêm 270,3km mặt đường nhựa, bê tông xi măng 45,6km mặt đường cấp phối. Mở mới thêm 1.055km đường thôn, bản, ngõ, xóm, xây dựng được 823,8km mặt đường các loại…với tổng vốn đầu tư 1.331,6 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước 349,7 tỷ đồng; vốn vay, vốn tài trợ, vốn chương trình mục tiêu 902,7 tỷ đồng; huy động nhân dân đóng góp 28 tỷ đồng; huy động vốn đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp được 5 tỷ đồng…
Việc nhiều tuyến đường được cải tạo, nâng cấp, mặt đường rải đá nhựa, bê tông xi măng, nhiều cây cầu to, đẹp, hiện đại được xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng; cơ chế xây dựng đường GTNT theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Dân làm, Nhà nước hỗ trợ” đã đi vào ý thức của người dân. …khẳng định đây là một chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình hưởng ứng, thực hiện. GTNT của tỉnh đã và đang thực sự là tác nhân quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ dần sự cách biệt thành thị với nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển KT-XH, CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng còn một số hạn chế như: công tác quản lý, bảo trì đường GTNT chưa được quan tâm đúng mức, nguồn vốn thấp, mới chỉ đáp ứng khoảng 20%. Các tuyến đường xã, thôn, bản, ngõ xóm hầu như chưa được bảo dưỡng thường xuyên dẫn đến phát sinh hư hỏng lớn, làm cho đường xuống cấp nhanh hơn, chi phí lớn hơn; khâu quản lý chất lượng xây dựng công trình giao thông còn yếu; công tác tuyên truyền của các cấp chính quyền, đoàn thể chưa được thường xuyên và chưa thật hiệu quả, vẫn còn một số người dân chưa có ý thức, trách nhiệm trong việc phát triển giao thông, dẫn đến việc lấn chiếm đất dành cho đường bộ, gây khó khăn cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, giải tỏa hành lang, làm chậm tiến độ thi công…Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song hệ thống giao thông đường bộ nói chung, đường GTNT nói riêng trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, tỷ lệ mặt đường chưa được xây dựng chiếm tới 61,6%…
Đức Anh
Ý kiến ()