LSO- Là một xã giáp thị trấn Hữu Lũng nhưng trước đây Sơn Hà gần như 100% dân số làm nông nghiệp. Đất sản xuất ít, kết cấu hạ tầng còn yếu kém dẫn đến xã không phát huy được lợi thế vốn có. Nhận thức đúng tiềm năng, Đảng bộ đã tập trung tạo điểm nhấn kinh tế để vươn lên. Ngay sau khi Quốc lộ 1A mới hoàn thành, từ thế sơn cùng, thuỷ tận Sơn Hà trở thành một xã có đường quốc lộ đi qua. Thuận lợi về giao thông, nhưng nhìn lại Sơn Hà chưa có gì đề phát triển đồng đều, toàn diện. Dân số gần 5.000 nhân khẩu thì gần như 100% làm nông nghiệp, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao khiến cho xã đã khó lại bó mất cái khôn để vươn lên phát triển kinh tế. Trước tình hình ấy, Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, đưa xã thoát nghèo vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Để lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ tập trung vào phân tích mạnh yếu của từng thành phần kinh tế, số đảng...
LSO- Là một xã giáp thị trấn Hữu Lũng nhưng trước đây Sơn Hà gần như 100% dân số làm nông nghiệp. Đất sản xuất ít, kết cấu hạ tầng còn yếu kém dẫn đến xã không phát huy được lợi thế vốn có. Nhận thức đúng tiềm năng, Đảng bộ đã tập trung tạo điểm nhấn kinh tế để vươn lên.
Ngay sau khi Quốc lộ 1A mới hoàn thành, từ thế sơn cùng, thuỷ tận Sơn Hà trở thành một xã có đường quốc lộ đi qua. Thuận lợi về giao thông, nhưng nhìn lại Sơn Hà chưa có gì đề phát triển đồng đều, toàn diện. Dân số gần 5.000 nhân khẩu thì gần như 100% làm nông nghiệp, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao khiến cho xã đã khó lại bó mất cái khôn để vươn lên phát triển kinh tế. Trước tình hình ấy, Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, đưa xã thoát nghèo vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Để lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ tập trung vào phân tích mạnh yếu của từng thành phần kinh tế, số đảng viên khá đông (185 đảng viên), cái thuận lớn nhất của xã là hầu hết các hộ đảng viên là hộ khá, Đảng bộ xã đã liên tục ra các Nghị quyết lãnh đạo phát triển kinh tế địa phương. Thông qua các báo cáo tổng kết, dựa trên ý chí nguyện vọng của tập thể, Đảng bộ đã đề ra cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp là 60%, dịch vụ 30%. Các thôn ven đường như Ao Đẫu, Dốc Mới tập trung phát triển dịch vụ. Nhưng để dịch vụ phát triển thì cần tập trung vào sản xuất hàng hoá. Trên cơ sở Nghị quyết phát triển kinh tế, qua các kỳ đại hội Đảng, các chi bộ đều thảo luận thống nhất cao sớm đưa dịch vụ sản xuất hàng hoá tập trung vào các cây trồng có thể tiêu thụ ngay tại địa phương, bán cho khách du lịch như cây mía tím, bí xanh, dưa bở… các hộ đảng viên phải làm trước để nhân dân học tập. Bắt đầu từ đó, ở Sơn Hà phát triển cây mía tím và cây dưa bở sọc vàng. Không bao lâu dưa bở Sơn Hà đã đi khắp tỉnh, về cả các tỉnh phía sau, tuy đây chỉ là thành công ban đầu, thành công nào cũng có những khó khăn, với nông nghiệp thì giá cả, đầu ra là cả vấn đề lớn. Thế nhưng, chỉ có sản phẩm dịch vụ đã khẳng định bước đi thành công của Đảng bộ Sơn Hà. Cùng với kinh tế nông lâm nghiệp, Sơn Hà tập trung định hướng nhân dân phát triển nghề rừng. Để phát triển rừng Đảng bộ đã xác định cơ cấu lâm nghiệp, tập trung ra Nghị quyết chuyên đề, lồng ghép tuyên truyền phát triển kinh tế rừng trong các báo cáo chính trị. Qua đó xã đã định hướng các thôn vùng rừng như thôn En, Ngòi Na trồng rừng, chỉ qua 5 năm từ 2005 đến 2010, diện tích rừng toàn xã đã được nâng lên đáng kể. Rất nhiều hộ xưa để đất rừng hoang hoá thì nay đã phủ kín bạch đàn, keo. Phong trào trồng rừng đã lan sang cả các hộ quần chúng, nhiều hộ dân trồng rừng đạt hiệu quả cao như hộ anh Lý Văn Lèng.
Nông dân xã Sơn Hà làm dịch vụ bóc ép gỗ rừng
Cho đến cuối năm 2010, toàn xã đã có 77,4 ha bạch đàn cho thu hoạch, có hộ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nghề rừng, đây là con số đáng kể. Để phát triển thế mạnh của mô hình kinh tế hợp tác, Đảng bộ đã tập trung khuyến khích hợp tác xã phát triển như hợp tác xã khai thác cát, vệ sinh môi trường, tập trung làm dịch vụ cho các nhà máy quanh khu vực sản xuất vôi, cờ lanh ke. Tổng giá trị dịch vụ cát, vôi, cờ lanh ke đạt hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Đã tạo hàng trăm công ăn việc làm tại chỗ phục vụ cho sự phát triển địa phương theo hướng “ly nông bất ly hương”. Từ tạo điểm nhấn về dịch vụ, cây trồng, phát triển nông lâm kết hợp Sơn Hà đã bứt phá đi lên. Cho tới thời điểm tháng 9/2010, toàn xã chỉ còn 40 hộ nghèo, không còn hộ đói, số hộ giàu, khá ngày càng nhiều, đặc biệt đã có hộ được người dân gọi “tỷ phú”.
Định hướng phát triển, tạo điểm nhấn kinh tế của Đảng bộ, Sơn Hà ngày càng đi lên vững chắc, ổn định hơn. Từ trên 100 hộ nghèo năm 2005 xuống còn 40 hộ nghèo là con số minh chứng quá trình vượt khó của Đảng bộ nhân dân xã Sơn Hà.
Nguyễn Đông Bắc
Ý kiến ()