LSO-Là một xã còn nhiều khó khăn của huyện Hữu Lũng, nhưng Yên Bình đã sớm có những ý tưởng chuẩn bị cho quá trình xây dựng nông thôn mới. Những ý tưởng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó sẽ là chìa khóa để đi đến thành công.Tôi đặt chân lên đất Yên Bình từ những năm 2007. Khi ấy con đường vào Yên Bình mới được mở. Chúng tôi cũng không thể ngờ một xã địa hình khá bằng phẳng, sát ngay sông Trung, giống như một thị tứ miền xuôi mà lại không có điện. Thiệt thòi này đã làm cho xã trở thành một nơi cực kỳ khó khăn, gần như bị tách biệt với bên ngoài. Thế nhưng hôm nay trở lại, bức tranh về Yên Bình đã khác xa so với những ngày chưa xa ấy. Đón chúng tôi tại Ủy ban Nhân dân xã, sau hồi thăm hỏi, anh Hoàng Văn Uyển, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, Yên Bình đang xây dựng nông thôn mới. Và cũng chỉ mới có một thời gian ngắn thôi nhưng toàn xã đã có những đổi thay đến bất ngờ. Đổi thay ấy đánh...
LSO-Là một xã còn nhiều khó khăn của huyện Hữu Lũng, nhưng Yên Bình đã sớm có những ý tưởng chuẩn bị cho quá trình xây dựng nông thôn mới. Những ý tưởng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó sẽ là chìa khóa để đi đến thành công.
Tôi đặt chân lên đất Yên Bình từ những năm 2007. Khi ấy con đường vào Yên Bình mới được mở. Chúng tôi cũng không thể ngờ một xã địa hình khá bằng phẳng, sát ngay sông Trung, giống như một thị tứ miền xuôi mà lại không có điện. Thiệt thòi này đã làm cho xã trở thành một nơi cực kỳ khó khăn, gần như bị tách biệt với bên ngoài. Thế nhưng hôm nay trở lại, bức tranh về Yên Bình đã khác xa so với những ngày chưa xa ấy.
Đón chúng tôi tại Ủy ban Nhân dân xã, sau hồi thăm hỏi, anh Hoàng Văn Uyển, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, Yên Bình đang xây dựng nông thôn mới. Và cũng chỉ mới có một thời gian ngắn thôi nhưng toàn xã đã có những đổi thay đến bất ngờ. Đổi thay ấy đánh dấu bằng những ý tưởng xây dựng nông thôn mới và ý thức của người dân. Theo các cán bộ chủ chốt xã Yên Bình, thì xã mới chỉ đạt được khoảng một nửa trong 19 tiêu chí chính trong xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, muốn bứt phá, việc đầu tiên phải nhận thức việc nào làm trước, ở nông thôn miền núi thì quan trọng nhất điều gì? Sau khi Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới được kiện toàn, ý kiến chung nhất là xây dựng nông thôn mới thì phải làm cho dân khá lên. Vì vậy Yên Bình tập trung vào phát triển kinh tế. Một trong những yếu tố Yên Bình cần đột phá là khâu thủy lợi, vì hiện xã có trên 750 ha đất nông nghiệp nhưng nước tưới chỉ đạt một nửa. Thế là ý tưởng củng cố các trạm bơm được đưa ra. Hiện toàn xã cần đến 10 trạm bơm, nhưng mới chỉ xây dựng được 3 trạm bơm dầu. Như vậy còn 7 trạm cần đầu tư. Khi có đủ trạm bơm năng lực tưới sẽ đạt trên 70%, còn lại sẽ sử dụng mương đập. Và chắc chắn sẽ đảm bảo nhu cầu lương thực tại chỗ. Thứ nữa là tập trung vào đường giao thông nông thôn. Hiện toàn xã có 10 thôn, 1.164 hộ dân, cơ bản đường đến 50% số thôn đã cứng hóa. Khi xây dựng nông thôn mới đích đặt ra là 100% cứng hóa, đủ độ lớn để vận hành máy móc nông cụ. Từ ý tưởng ấy xã đã xây dựng quy hoạch đường nông thôn với cấp đường đáp ứng được nhu cầu phát triển. Một trong những thuận lợi xây dựng nông thôn mới ở tiêu chí đường, tháng 5 này cầu Yên Bình bắc qua sông Trung nối gần khoảng cách của các thôn bên kia sông đã hoàn thành đưa vào sử dụng với cáp cầu vĩnh cửu.
Theo Bí thư Đảng ủy xã Yên Bình Hoàng Văn Dương thì xây dựng nông thôn mới còn nhiều tiêu chí phải làm nhưng muốn làm tốt phải có ý tưởng chỉ đạo tốt, trúng và nó sẽ là tư tưởng xuyên suốt trong quá trình thực hiện. Hiện xã đã có điện, đây là một thuận lợi nhưng phải biết biến thuận lợi đó thành động lực phát triển nông thôn mới. Với chỉ đạo kinh tế xuyên suốt, tận dụng thế mạnh có đường, xã khuyến khích phát triển các mô hình dịch vụ như xẻ, chế biến gỗ, kinh doanh dịch vụ. Chỉ trong một thời gian ngắn số lượng hộ làm dịch vụ đã đạt gần 10%, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trên cơ sở “ly nông bất ly hương”. Đây cũng là một trong những yếu tố Yên Bình đưa ra để xây dựng nông thôn mới theo đơn vị tư vấn và có hướng sáng tạo riêng. Với người dân Yên Bình, có nhiều điều kiện để kinh doanh dịch vụ vì nằm trên trục lộ sang Thái Nguyên, điểm cửa ngõ của các xã trồng rừng. Ngay bây giờ Yên Bình đã mọc lên khá nhiều xưởng chế biến gỗ rừng trồng. Dù rừng của xã không nhiều nhưng từ dịch vụ, chế biến gỗ đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Những điểm chính như điện, đường, thủy lợi, chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ là động lực đầu tiên cho Yên Bình phát triển xây dựng nông thôn mới. Ý tưởng đầu tiên trong quy hoạch đã dần hình thành và không bao lâu nữa nó sẽ thành hiện thực để đưa Yên Bình bứt phá đi lên.
Theo anh Hoàng Văn Uyển, để xây dựng nông thôn mới ở Yên Bình còn rất nhiều việc, động vào đâu cũng thấy thiếu. Nhưng từ quy hoạch, ý tưởng chỉ đạo xuyên suốt mang tính “đường lối” sẽ thuận lợi cho quá trình thực hiện. Những ý tưởng đầu tiên ấy đang được Yên Bình nỗ lực xây dựng ngay từ hôm nay.
Đông Bắc
Ý kiến ()