Khánh Hòa tập trung dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp quy mô lớn
Chế biến rau quả xuất khẩu tại Công ty cổ phần Xuất khẩu rau quả An Giang (An Giang). Ảnh: DẠ THẢO * An Giang nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước Tỉnh Khánh Hòa vừa triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2015, với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Theo kế hoạch, khu vực dồn điền, đổi thửa phải có diện tích tập trung từ 10 ha trở lên, sản xuất ổn định, nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, phù hợp với điều kiện đất đai, lợi thế canh tác ở từng địa phương.Thông qua dồn điền, đổi thửa, các địa phương sẽ hoàn thiện hệ thống giao thông, kênh mương nội đồng, tạo thuận lợi để người dân áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tỉnh Khánh Hòa sẽ sử dụng ngân sách để hỗ trợ 100% chi phí đo đạc địa chính, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau...
![]() Chế biến rau quả xuất khẩu tại Công ty cổ phần Xuất khẩu rau quả An Giang (An Giang). Ảnh: DẠ THẢO |
Thông qua dồn điền, đổi thửa, các địa phương sẽ hoàn thiện hệ thống giao thông, kênh mương nội đồng, tạo thuận lợi để người dân áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tỉnh Khánh Hòa sẽ sử dụng ngân sách để hỗ trợ 100% chi phí đo đạc địa chính, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa; hỗ trợ kinh phí để ban chỉ đạo cấp xã quản lý, điều hành, xây dựng và thực hiện phương án. Trong năm 2013, tỉnh Khánh Hòa sẽ triển khai thực hiện ở tám xã chỉ đạo điểm, đến năm 2015 có đánh giá kết quả để triển khai quy mô toàn tỉnh. Tỉnh phấn đấu đến năm 2015 có 79/ 94 xã đạt từ 10 đến 19 tiêu chí; trong đó có 20 xã đạt 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Tỉnh ủy An Giang đề ra chương trình hành động sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước từ nay đến 2015, tầm nhìn 2020. Theo đó, tỉnh tập trung rà soát, phân loại, tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; giải quyết các vấn đề sở hữu vốn, ngành nghề sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, nguồn nhân lực, chiến lược phát triển doanh nghiệp và đến năm 2020 sẽ giải quyết dứt điểm hai vấn đề xây dựng phương án tổ chức kinh doanh và tài chính thật sự vững mạnh. Xử lý vấn đề tài chính trong quá trình tái cơ cấu và các phương án thoái vốn đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính.
Đến đầu năm 2013, An Giang đã có 42 doanh nghiệp (DN) được sắp xếp đổi mới theo các hình thức: Công ty cổ phần, giải thể, sáp nhập, bán, chuyển đổi thành đơn vị sự nghiệp có thu, chuyển đổi thành lập mới công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên… Hiện, tỉnh An Giang còn năm DN nhà nước chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh.
Năm 2013, tỉnh Kiên Giang tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của một số mặt hàng nông – thủy sản chủ lực tại thị trường trong nước và thế giới. Theo đó, tỉnh sẽ phát động phong trào sáng tạo “Xây dựng thương hiệu nông – thủy sản Kiên Giang”, tổ chức cuộc thi sáng tạo “Vì thương hiệu nông – thủy sản Kiên Giang”, với những sản phẩm chủ lực, đặc trưng theo hướng khoa học, thiết thực kết hợp thông tin, giới thiệu và quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước; giao lưu, giới thiệu thương hiệu nông – thủy sản với khách hàng tại các hội chợ trong nước, quốc tế. Trước mắt, tỉnh hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu các sản phẩm đã được bảo hộ tiêu chuẩn và quy chế quản lý nhãn hiệu. Tỉnh cũng sẽ đầu tư chiều sâu cho thương hiệu nông – thủy sản, nhất là nhãn hiệu hàng hóa, nhằm tạo dựng thói quen giữa sản phẩm và người tiêu dùng; tập trung đầu tư môi trường truyền thông tiếp thị, nhận thức về thương hiệu trong cộng đồng gắn với đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa; xây dựng và bảo vệ thương hiệu những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh cao.
Theo Nhandan

Ý kiến ()