Khánh Hòa phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 406 triệu USD
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt Chương trình phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững, có khả năng cạnh tranh cao, với mục tiêu đến năm 2015 tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu đạt trên 63.000 tấn, trị giá 406 triệu USD. Theo đó ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu Khánh Hòa tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống, đặc biệt giữ vững ba thị trường chủ lực là Nhật Bản, Mỹ và EU. Trong đó tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản chiếm 16%, Mỹ trên 30% và EU trên 29%, với các sản phẩm đã qua chế biến, gồm tôm, mực, cá, nhuyễn thể hai mảnh vỏ...Đồng thời Khánh Hòa mở ra một số thị trường mới có triển vọng, như các nước ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, khu vực Trung Đông, Nam Mỹ... Để đảm bảo tính cạnh tranh cao và phát triển bền vững, chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản của Khánh Hòa đặt ra các yêu cầu về nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng mô hình chế biến cho các doanh nghiệp. Trong đó phấn...
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt Chương trình phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững, có khả năng cạnh tranh cao, với mục tiêu đến năm 2015 tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu đạt trên 63.000 tấn, trị giá 406 triệu USD.
Theo đó ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu Khánh Hòa tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống, đặc biệt giữ vững ba thị trường chủ lực là Nhật Bản, Mỹ và EU. Trong đó tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản chiếm 16%, Mỹ trên 30% và EU trên 29%, với các sản phẩm đã qua chế biến, gồm tôm, mực, cá, nhuyễn thể hai mảnh vỏ…Đồng thời Khánh Hòa mở ra một số thị trường mới có triển vọng, như các nước ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, khu vực Trung Đông, Nam Mỹ…
Để đảm bảo tính cạnh tranh cao và phát triển bền vững, chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản của Khánh Hòa đặt ra các yêu cầu về nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng mô hình chế biến cho các doanh nghiệp. Trong đó phấn đấu đến năm 2015, 100% sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, thực hiện truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của một số thị trường xuất khẩu lớn và các thị trường mới, khó tính. Việc phát triển mô hình các cơ sở chế biến xuất khẩu cần gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chế biến lớn, có thương hiệu, uy tín…nhằm hình thành các tập đoàn sản xuất – chế biến – xuất khẩu lớn theo mô hình khép kín; đồng thời chú trọng việc xây dựng và phát triển thương hiệu thủy sản Việt Nam.
Theo CPV
Ý kiến ()