Khẳng định vai trò lãnh đạo của Ðảng
Ngày 26-2, Ủy ban MTTQ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lấy ý kiến các thành viên Ủy ban MTTQ thành phố góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý quan trọng trong đời sống xã hội của nước ta; đồng thời đóng góp ý kiến vào nhiều chương, điều, khoản trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.Các đại biểu nhất trí với Dự thảo, khẳng định vai trò và vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng...; khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Các đại biểu góp ý: Dự thảo cần làm rõ hơn vai trò, vị trí, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng trong lãnh đạo Nhà nước và xã hội...Về hoạt động của MTTQ...
Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là đợt sinh hoạt chính trị – pháp lý quan trọng trong đời sống xã hội của nước ta; đồng thời đóng góp ý kiến vào nhiều chương, điều, khoản trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Các đại biểu nhất trí với Dự thảo, khẳng định vai trò và vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng…; khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Các đại biểu góp ý: Dự thảo cần làm rõ hơn vai trò, vị trí, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng trong lãnh đạo Nhà nước và xã hội…
Về hoạt động của MTTQ Việt Nam, các đại biểu kiến nghị Dự thảo cần làm rõ hơn vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ. Về quyền con người, một số đại biểu góp ý, Dự thảo cần thể chế hóa sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ XHCN nhằm bảo vệ quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Về quyền cư trú, các đại biểu kiến nghị, Dự thảo cần có các quy định về cư trú, di trú đối với người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 25-2, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đại diện lãnh đạo LĐLĐ các huyện, thành phố, công đoàn ngành và công đoàn cơ sở trực thuộc đã đóng góp 15 ý kiến nhất trí cao với sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đồng thời đề nghị làm rõ thêm một số nội dung. Cụ thể, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần làm rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn các vấn đề về khẳng định chính thể của nước ta là nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bản chất của Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Ở khoản 2, Điều 8 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nên bổ sung thêm từ “trách nhiệm” vào câu: “Cán bộ, công chức, viên chức cần phải tôn trọng, có nghĩa vụ và trách nhiệm phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân”. Ở khoản 2, Điều 9 về MTTQ Việt Nam, cần bổ sung cụm từ “đoàn kết quốc tế”. Ý kiến đóng góp của Công đoàn ngành công thương nhất trí cao với Điều 10 trong Dự thảo, đó là “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội”. Đại diện LĐLĐ huyện Trực Ninh đề nghị ở Điều 10 về Công đoàn Việt Nam, cần bổ sung từ “chính đáng” vào sau cụm từ “lợi ích hợp pháp” và ở Điều 21, chương 2 đề nghị sửa câu “Mọi người có quyền sống” sửa thành “Mọi người có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”…
Ngày 26-2, HĐND tỉnh Bắc Cạn tổ chức hội nghị lấy ý kiến của đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương và các tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung đóng góp ý kiến trên lĩnh vực công tác của mình, về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, chế độ chính trị, bảo vệ Tổ quốc,… Các đại biểu nêu rõ, từ khi Đảng ra đời, là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành được những thành tựu mang ý nghĩa lịch sử; đồng thời khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là rất cần thiết. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại hội nghị, HĐND tỉnh sẽ tổng hợp đầy đủ, báo cáo Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Theo Nhandan
Ý kiến ()