Khẳng định sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng với Lực lượng Công an nhân dân
Sáng 28/2, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Bộ Công an tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Hội nghị được truyền hình trực tuyến với điểm cầu thành phố Hồ Chí Minh.Các đại biểu đại diện Đoàn thanh niên các Cục, Tổng cục Bộ Công an tham dự Hội nghịKhẳng định sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng với lực lượng Công an nhân dân trong Hiến phápTại Điều 70 của dự thảo (sửa đổi, bổ sung Điều 45) quy định trách nhiệm và xác định nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân. Các đại biểu nhất trí với dự thảo là cần thiết bổ sung quy định lực lượng vũ trang nhân dân phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam để khẳng định các lực lượng vũ trang nhân dân thực sự là công cụ sắc bén, trọng yếu của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phải tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể khẳng định rõ nét sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng...
Sáng 28/2, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Bộ Công an tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Hội nghị được truyền hình trực tuyến với điểm cầu thành phố Hồ Chí Minh.
Các đại biểu đại diện Đoàn thanh niên các Cục, Tổng cục Bộ Công an tham dự Hội nghị |
Khẳng định sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng với lực lượng Công an nhân dân trong Hiến pháp
Tại Điều 70 của dự thảo (sửa đổi, bổ sung Điều 45) quy định trách nhiệm và xác định nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân. Các đại biểu nhất trí với dự thảo là cần thiết bổ sung quy định lực lượng vũ trang nhân dân phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam để khẳng định các lực lượng vũ trang nhân dân thực sự là công cụ sắc bén, trọng yếu của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phải tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể khẳng định rõ nét sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng với lực lượng vũ trang trong Hiến pháp, các đại biểu đề nghị điều chỉnh Điều 70 trong dự thảo là: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước và nhân dân…”.
Các đại biểu đề nghị cần bổ sung nội dung “Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, |
Mặt khác, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng nêu rõ: “tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng, an ninh”. Do vậy, các đại biểu đề nghị cần bổ sung nội dung “Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng” vào Điều 70 của dự thảo nhằm tạo cơ sở pháp lý đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch muốn loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang.”
Khẳng định rõ bản chất và chức năng của lực lượng Công an nhân dân trong Hiến pháp
Điều 72 của dự thảo, các đại biểu cho rằng chưa thể hiện hết chức năng của lực lượng công an trong bộ máy nhà nước. Vì vậy, nên viết là: “Công an nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, nhà nước và nhân dân; làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự”.
Đại úy Phạm Trường Sơn, Bí thư Đoàn Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm |
Đại úy Phạm Trường Sơn, Bí thư Đoàn Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an để nghị bỏ cụm từ “đấu tranh phòng chống tội phạm” trong Điều 72. “Đấu tranh phòng chống tội phạm” ở trong an ninh quốc gia và bảo đảm an toàn xã hội rồi. Chính vì vậy theo nguyện vọng của chúng tôi là không nên đưa cụm từ “đấu tranh phòng chống tội phạm” vào nữa.
Theo đại úy Phạm Hữu Phúc, Bí thư đoàn thanh niên Văn phòng Bộ Công an cho rằng: Điều 73 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chỉ mới quy định “kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng” mà chưa nêu bật được mối quan hệ của lực lượng an ninh với phát triển kinh tế đất nước. Đại úy Phạm Hữu Phúc đề nghị: Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không chỉ là đối phó với hành động vũ trang xâm lược của kẻ địch từ bên ngoài mà còn phải đặc biệt chăm lo xây dựng và giữ vững bên trong, đối phó với những thủ đoạn hoạt động phi vũ trang của địch. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc không chỉ là sức mạnh của lực lượng vũ trang mà là sức mạnh tổng hợp của Quốc gia và chế độ, lấy sức mạnh kinh tế, ổn định chính trị làm cơ sở. Vì vậy, tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung trên theo hướng quy định kết hợp quốc phòng-an ninh-đối ngoại với kinh tế”.
Tại Hội nghị, các đại biểu còn nêu ra nhiều ý kiến làm rõ những chế định bảo vệ Tổ quốc, vai trò của an ninh với kinh tế…đặc biệt có ý kiến cho rằng nên có quy định về chính sách hậu phương công an tương tự như quy định chính sách về hậu phương quân đội.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()