Tại cuộc họp báo thường kỳ sáu tháng đầu năm của Bộ Tài chính sáng 5-7, Thứ trưởng Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết: Các chính sách miễn, giảm, giãn thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) theo Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ đã đi vào cuộc sống và đang bước đầu phát huy hiệu quả tích cực.Chỉ tính riêng việc thực hiện gia hạn sáu tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) thì tháng 4 đã có 60 nghìn DN được gia hạn 3.000 tỷ đồng; tháng 5 có 75 nghìn DN với số thuế được gia hạn là 3.800 tỷ đồng và dự kiến tháng 6 sẽ có khoảng 82 nghìn DN được hưởng chính sách thuế này. Thực hiện Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 28-6-2012 của Quốc hội về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân, Bộ Tài chính đang khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội; đồng thời chủ động xây dựng các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về...
Tại cuộc họp báo thường kỳ sáu tháng đầu năm của Bộ Tài chính sáng 5-7, Thứ trưởng Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết: Các chính sách miễn, giảm, giãn thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) theo Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ đã đi vào cuộc sống và đang bước đầu phát huy hiệu quả tích cực.
Chỉ tính riêng việc thực hiện gia hạn sáu tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) thì tháng 4 đã có 60 nghìn DN được gia hạn 3.000 tỷ đồng; tháng 5 có 75 nghìn DN với số thuế được gia hạn là 3.800 tỷ đồng và dự kiến tháng 6 sẽ có khoảng 82 nghìn DN được hưởng chính sách thuế này.
Thực hiện Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 28-6-2012 của Quốc hội về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân, Bộ Tài chính đang khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội; đồng thời chủ động xây dựng các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về nội dung này. Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng số thuế được miễn, giảm theo Nghị quyết của Quốc hội là khoảng 6.000 đến 7.000 tỷ đồng, riêng việc miễn thuế thu nhập cá nhân bậc 1 sẽ có hơn 400 nghìn người nộp thuế được miễn gần 3.000 tỷ đồng. Như vậy, cùng với số tiền này thì tổng số tiền miễn, giảm, giãn thuế các loại đã lên đến 36 nghìn tỷ đồng. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai các chính sách về thuế một cách kịp thời, đúng đối tượng, tránh thất thoát, bảo đảm những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của Quốc hội nhanh chóng đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả.
Bộ Tài chính cũng nhận định, tình hình thu ngân sách năm nay khó khăn nhất trong vòng năm năm gần đây. Sáu tháng đầu năm, thu ngân sách đạt thấp (46,7% dự toán), giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó thu nội địa đạt 44,7% dự toán, nhiều lĩnh vực thu lớn đạt thấp so với dự toán và cùng kỳ. Ước tính chỉ có 24/63 tỉnh, thành phố thu đạt từ 48% dự toán được giao trở lên, các địa phương còn lại thu thấp hơn 48% dự toán… Để phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2012 đã được Quốc hội giao, ngành thuế và hải quan sẽ tập trung tăng cường kiểm tra chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu thuế. Sáu tháng qua, ngành tài chính đã tiến hành 13.200 cuộc thanh tra, lập biên bản xử lý tài chính hơn 3.600 tỷ đồng, trong đó truy thu nộp ngân sách nhà nước hơn 3.000 tỷ đồng.
Liên quan tới công tác điều hành giá xăng, dầu, lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, việc cho phép các DN xăng, dầu được quyền tự điều chỉnh giá theo Nghị định 84 của Chính phủ nhưng vẫn phải dựa trên cơ sở có sự quản lý của Nhà nước thông qua đăng ký giá, đây chỉ là giải pháp tình thế khi gốc rễ của vấn đề là tình trạng vẫn có DN kinh doanh xăng, dầu chiếm hơn 60% thị phần. Tuy nhiên, cùng với việc quản lý của Nhà nước thì điều quan trọng là phải chống cơ chế xin, cho. Ngoài ra, khi đã giao quyền cho các đơn vị thì DN phải công khai tất cả thông tin.
Về việc điều chỉnh giá điện vừa qua của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Tài chính cho biết, việc tăng giá điện là hợp lý, cần thiết và với mức tăng giá điện 5% thì sẽ làm tăng CPI của cả nước thêm 0,36%.
Theo Nhandan
Ý kiến ()