Khẩn trương thực hiện các biện pháp khống chế dịch tai xanh
Trước tình hình dịch tai xanh đang bùng phát mạnh ở các tỉnh Điện Biên, Yên Bái, ngày 5/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có công điện khẩn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác phòng, chống dịch lợn tai xanh. Theo Bộ NN&PTNT, từ đầu năm 2012 đến nay, dịch lợn tai xanh đã xảy ra trên địa bàn 43 xã, phường thuộc 10 huyện, thị của 3 tỉnh là: Lào Cai, Điện Biên và Yên Bái làm hơn 8,3 nghìn lợn mắc bệnh, số lợn đã tiêu hủy là hơn 5 nghìn con. Hiện nay, tỉnh Lào Cai đã công bố hết dịch, nhưng dịch đang bùng phát mạnh ở các tỉnh Điện Biên, Yên Bái và đang có chiều hướng lây lan với tốc độ nhanh; nguy cơ dịch lây lan diện rộng là rất lớn. Nguyên nhân chính để xảy ra dịch và lây lan rộng là do các địa phương không phát hiện, khai báo kịp thời, có địa phương đã giấu dịch, lợn mắc bệnh không được tiêu hủy ngay, có nơi bán chạy, vận chuyển lợn bệnh đi nơi khác.Vì vậy,...
Trước tình hình dịch tai xanh đang bùng phát mạnh ở các tỉnh Điện Biên, Yên Bái, ngày 5/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có công điện khẩn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác phòng, chống dịch lợn tai xanh.
Theo Bộ NN&PTNT, từ đầu năm 2012 đến nay, dịch lợn tai xanh đã xảy ra trên địa bàn 43 xã, phường thuộc 10 huyện, thị của 3 tỉnh là: Lào Cai, Điện Biên và Yên Bái làm hơn 8,3 nghìn lợn mắc bệnh, số lợn đã tiêu hủy là hơn 5 nghìn con. Hiện nay, tỉnh Lào Cai đã công bố hết dịch, nhưng dịch đang bùng phát mạnh ở các tỉnh Điện Biên, Yên Bái và đang có chiều hướng lây lan với tốc độ nhanh; nguy cơ dịch lây lan diện rộng là rất lớn. Nguyên nhân chính để xảy ra dịch và lây lan rộng là do các địa phương không phát hiện, khai báo kịp thời, có địa phương đã giấu dịch, lợn mắc bệnh không được tiêu hủy ngay, có nơi bán chạy, vận chuyển lợn bệnh đi nơi khác.
Vì vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở NN&PTNT, chính quyền các cấp và các ban, ngành liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp nhằm khống chế nhanh và ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh, không để dịch lây lan.
Theo đó, đối với các tỉnh đang có dịch, cần tập trung mọi lực lượng bao vây đập tắt dịch, không để dịch lây lan rộng; củng cố và thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch; quản lý ổ dịch, cấm vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn mắc bệnh ra ngoài ổ dịch; cho phép giết mổ lợn khỏe mạnh trong vùng dịch để tiêu thụ tại chỗ các cơ sở giết mổ được chỉ định và có sự giám sát của cơ quan thú y. Đồng thời, nhanh chóng tiêu hủy lợn mắc bệnh nặng, không có khả năng phục hồi; vệ sinh tiêu độc khử trùng nơi có dịch và môi trường xung quanh…
Đối với các tỉnh chưa có dịch, Bộ NN&PTNT các tỉnh, thành cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phát hiện sớm ổ dịch; quản lý việc vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn ra vào địa bàn tỉnh; tuyên truyền vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng vắc xin tai xanh và các bệnh phổ biến trên lợn như: bệnh tụ huyết trùng, bệnh dịch tả…
Ngoài ra , Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các tỉnh, thành chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, hóa chất, kinh phí để chủ động phòng dịch khi có dịch xảy ra, trước mắt hướng dẫn các hộ chăn nuôi thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học…
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()