tle=”Khẩn trương khắc phục hậu quả bão và đề phòng mưa to do hoàn lưu áp thấp nhiệt đới” on click=”$('#gallery_18936805_1_341456').click(); return false;” href=”ja vasc ript:void(0);”> Lực lượng phòng, chống lụt, bão TP Hồ Chí Minh khẩn trương thu dọn cây xanh gẫy đổ do cơn bão số 1 gây ra tại huyện Cần Giờ. Ảnh: THANH VŨ (TTXVN) Trong tháng 4, các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to * Lũ trên các sông ở nam Tây Nguyên và Đồng Nai đang lên * Cảnh sát biển Việt Nam cứu nạn thành công 11 ngư dân
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, lưỡi áp cao lạnh lục địa chi phối thời tiết các tỉnh miền bắc trong những ngày qua tiếp tục suy yếu nên sẽ có nắng đẹp vào trưa và chiều, nhiệt độ tăng nhanh. Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn chịu sự ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp do cơn bão số 1 suy yếu nên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư nhận định, trong tháng 4, các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên có khả năng xảy ra một vài đợt mưa vừa, mưa to. Các tỉnh Nam Trung Bộ có lượng mưa phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ, với lượng cao hơn so với TBNN trên 50%. Các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ở mức cao hơn TBNN cùng thời kỳ, với lượng cao hơn so với TBNN trên 50%. Lượng mưa ở Bắc Bộ phổ biến ở mức xấp xỉ với TBNN. Trung Trung Bộ có lượng mưa phổ biến ở mức cao hơn từ 20% đến 40% so với TBNN.
Các địa phương bị ảnh hưởng của bão số 1 đang khẩn trương khắc phục hậu quả, đồng thời tiếp tục theo dõi diễn biến mưa, lũ sau bão, để thông báo kịp thời cho nhân dân chủ động phòng tránh, nhất là vùng ven sông, ven suối, tình hình hồ chứa và chuẩn bị sẵn sàng phương án đối phó khi có tình huống xảy ra. Tỉnh Khánh Hòa bão số 1 đã có một người bị mất tích tại huyện miền núi Khánh Vĩnh, làm ngập gần 700 ha lúa đông xuân vào vụ thu hoạch. Chính quyền địa phương đang tổ chức lực lượng tìm kiếm người bị nạn, chống lũ cho lúa. Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có sóng to, gió lớn kết hợp triều cường làm sập và tốc mái nhà dân, làm 10 nhà bị sập, 14 phòng học, bốn cơ sở làm việc và 521 nhà bị tốc mái; năm hồ nuôi tôm bị vỡ; hơn 120 ha xoài, ngô bị ngã đổ và nhiều diện tích cao-su bị hư hại chưa kịp thống kê. Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đang chỉ đạo các địa phương khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả do bão số 1 gây ra, giúp nhân dân vùng thiệt hại nhanh chóng ổn định cuộc sống. Tỉnh Bình Định có mưa vừa và mưa to đã làm cho nước ở các sông lên cao, một số cánh đồng thấp, ven sông suối bị ngập úng và hầu hết nhiều diện tích lúa ở các huyện có mưa lớn bị ngập, đặc biệt ở hai huyện Tuy Phước và Phù Cát có 4.000 ha lúa đông xuân chưa kịp thu hoạch bị ngã đổ nặng. Tỉnh đã kịp thời chỉ đạo cho các địa phương huy động lực lượng tranh thủ ra đồng thu hoạch lúa nhanh gọn, tích cực phòng chống thiên tai. Bão số 1 gây mưa to, gió lớn làm gần 3.500 ha lúa đông xuân trong thời kỳ thu hoạch và làm đòng của tỉnh Phú Yên bị ngã đổ, ngập nước. Nặng nhất là huyện Đông Hòa với khoảng 2.000 ha, chiếm hơn 40% diện tích lúa toàn huyện, trong đó có hơn 700 ha đang làm đòng. Bão số 1 cũng đã làm một người bị chết đuối trong lúc đánh cá trên sông và một người mất tích trên biển.
Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, bão số 1 đổ bộ vào địa bàn đã làm bị thương ba người, làm sập hoàn toàn 23 nhà, làm tốc mái 140 nhà, trong đó, thị xã Bà Rịa cũng là địa phương bị thiệt hại nặng nhất với 102 nhà, huyện Long Điền 30 nhà; tám trụ điện bị đổ. Hiện các cơ quan chức năng tại địa phương đang tích cực dọn dẹp, giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại. Tỉnh Bình Dương, mưa lớn kèm theo gió giật mạnh do ảnh hưởng bão số 1 khiến nhiều khu vực bị mất điện. Tại thị xã Thủ Dầu Một, nhiều tuyến đường trung tâm nội ô không có điện, trong khi các khu vực vùng ven phường Hiệp An, xã Tương Bình Hiệp, Tân An… điện luôn trong tình trạng bị chập chờn. Mưa lớn kèm theo gió mạnh ngày càng tăng lên tại khu phố Tân Lập, phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An khiến nhiều căn nhà cấp bốn bị tốc mái tôn.
Tại TP Hồ Chí Minh, tính đến trưa 2-4, bão số 1 đã làm sập hoàn toàn 13 nhà, hơn 260 nhà, trường học bị tốc mái, hư hại nặng, hơn 400 cây xanh ngã, đổ. Huyện Cần Giờ là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất với 13 nhà bị sập hoàn toàn, tốc mái 53 nhà, 133 cây xanh ngã đổ, trong đó có nhiều cây cổ thụ; tiếp đó, quận Thủ Đức cũng có 48 nhà bị tốc mái, 112 cây xanh ngã đổ… Do chủ động nên trước khi bão vào, huyện Cần Giờ đã tổ chức di dời hơn 3.200 người dân thuộc bảy xã, thị trấn đến nơi trú ẩn an toàn, đồng thời cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch và giữ gìn an ninh trật tự cho người dân tại nơi tạm cư tránh bão. Để chỉ đạo kịp thời, sáng 2-4, Thường trực Thành ủy, UBND thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc họp triển khai công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiệt hại cơn bão số 1.
Tại tỉnh Đồng Nai, do ảnh hưởng của cơn bão số 1, gây mưa to kèm theo dông và lốc xoáy kéo dài, gây thiệt hại lớn đến người và tài sản cho nhiều địa phương. Theo số liệu thống kê sơ bộ ban đầu, thiên tai đã làm một người chết do điện giật và năm người khác bị thương, tốc mái hơn 600 căn nhà và sập 19 căn nhà. Những ngày qua trên địa bàn tỉnh An Giang đã xảy ra trận mưa lớn kéo dài nhiều giờ kèm theo sấm chớp làm nhiều cánh đồng lúa trong tỉnh bị ngã đổ, gây khó khăn rất lớn cho thu hoạch lúa của nông dân. Lo lắng nhất của nông dân hiện nay do ảnh hưởng của thời tiết đã đẩy giá công cắt lúa (thủ công) lên đến bốn triệu đồng/ha và thu hoạch bằng cơ giới máy gặt cũng tăng lên 2,5 – 3 triệu đồng/ha, cao gần gấp đôi so cùng kỳ và gấp rưỡi so đầu vụ thu hoạch.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, lũ các sông từ Khánh Hòa đến Bình Thuận đã đạt đỉnh và đang xuống; riêng sông Cái Nha Trang tại Đồng Trăng đang dao động ở mức đỉnh; các sông ở khu vực nam Tây Nguyên và Đồng Nai đang lên. Đỉnh lũ trên sông Cái Phan Rang tại Tân Mỹ là 37,89m (21h/1/4), dưới BĐ3: 0,11m, tại Phan Rang: 3,24m (1h/2/4), dưới BĐ2: 0,26m; trên Dinh tại Ninh Hòa: 4,76m (3h/2/4), xấp xỉ mức BĐ2. Lũ trên các sông ở Đác Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai có khả năng đạt đỉnh và đều dưới mức BĐ1. Đây là bản tin lũ cuối cùng của đợt lũ này.
Văn phòng Ban Chỉ huy PCLB và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau gần hai ngày đêm vượt hơn 290 hải lý (hơn 500km), ngày 2-4, tàu Cảnh sát biển 9002 Vùng Cảnh sát biển 2, Cục Cảnh sát biển Việt Nam đã tiếp cận được với tàu cá QNg 90046 TS, bị chết máy trôi dạt trên biển, cách Tây Bắc đảo Phú Lâm 110 hải lý, cách cảng Kỳ Hà – Quảng Nam hơn 600 km, trên tàu có 11 ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi. Do biển động mạnh, sóng to, gió lớn nên việc tiếp cận, sơ cứu ban đầu, tiếp nước ngọt, lương thực, thực phẩm và thuốc men cho tàu bị nạn gặp khó khăn. Đến sáng 2-4, tàu Cảnh sát biển 9002 Vùng Cảnh sát biển 2 mới lai kéo tàu cá gặp nạn về bờ. Dự kiến sau khoảng hai ngày, tàu Cảnh sát biển 9002 lai dắt tàu cá QNg 90046 TS cập cảng Kỳ Hà, tỉnh Quảng Nam.
Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão T.Ư, đến ngày 2-4, bão số 1 đã làm bảy tàu neo đậu tại bến bị sóng đánh chìm (Phú Yên 01; Khánh Hòa 01; Bình Thuận 03; Ninh Thuận 02); bốn tàu bị hư hỏng (Phú Yên 01; Quảng Ngãi 02; Bình Thuận 01), trong đó, tàu BTh 96888 có 35 lao động bị phá nước cách Long Hải, Bà Rịa – Vũng Tàu 15 hải lý, Văn phòng UBQG TKCN đã điều tàu Hải Quân vùng II đi cứu hộ cứu nạn. Mưa bão cũng làm sập đổ 195 ngôi nhà; 1.373 nhà bị tốc mái, hư hỏng; bảy trường học bị hư hỏng; 8.600 ha lúa bị đổ, hư hỏng; 121,8 ha rau màu bị hư hại.
Theo Nhandan
Ý kiến ()