Tại cuộc hội thảo "Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ: Những định hướng tương lai" mới đây tại Hà Nội, các đại biểu hai nước đều khẳng định mong muốn và quyết tâm khai thác tốt những lợi thế và tiềm năng của nhau nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ ngày càng phát triển "về chất". Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Mối quan hệ đối tác chiến lược và sự hợp tác hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Ấn Độ đang phát huy hiệu quả và đi vào thực chất. Tuy nhiên, quan hệ thương mại song phương còn chưa tương xứng mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Phó Thủ tướng cho rằng, đây là thời điểm để hai nước "tăng tốc" cho mối quan hệ đối tác tin cậy, có nhiều điểm chung về lợi ích cũng như tầm nhìn, phục vụ quá trình phát triển của mỗi nước.Các đại biểu đều bày tỏ hài lòng về mối quan hệ hữu nghị truyền thống gắn bó lâu đời, khởi nguồn từ mối giao lưu lịch sử về...
Tại cuộc hội thảo “Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Ấn Độ: Những định hướng tương lai” mới đây tại Hà Nội, các đại biểu hai nước đều khẳng định mong muốn và quyết tâm khai thác tốt những lợi thế và tiềm năng của nhau nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ ngày càng phát triển “về chất”.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Mối quan hệ đối tác chiến lược và sự hợp tác hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Ấn Độ đang phát huy hiệu quả và đi vào thực chất. Tuy nhiên, quan hệ thương mại song phương còn chưa tương xứng mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Phó Thủ tướng cho rằng, đây là thời điểm để hai nước “tăng tốc” cho mối quan hệ đối tác tin cậy, có nhiều điểm chung về lợi ích cũng như tầm nhìn, phục vụ quá trình phát triển của mỗi nước.
Các đại biểu đều bày tỏ hài lòng về mối quan hệ hữu nghị truyền thống gắn bó lâu đời, khởi nguồn từ mối giao lưu lịch sử về văn hóa, tôn giáo và thương mại giữa hai dân tộc, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ấn Độ Gia-oa-hác-lan Nê-ru dày công vun đắp, được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước giữ gìn và phát triển. Trong trái tim của nhiều người dân Ấn Độ, cái tên “Việt Nam” trở nên rất đáng khâm phục và rất đỗi thân quen. Chủ tịch sáng lập Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thúc đẩy thương mại Ấn Độ – ASEAN S.Xri-vát-xta-va bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và quá trình đấu tranh anh dũng, quật cường của nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Nhớ lại vào thời điểm năm 1982, khi lần đầu tới Việt Nam, được chứng kiến đất nước đang từng bước phát triển sau một thời gian dài chiến tranh, ông cho rằng, mỗi năm Việt Nam đều có những cơ hội và thách thức mới đan xen, nảy nở. Để nắm bắt những cơ hội nhằm “biến” tình yêu và tình bạn thân thiết giữa hai nước trở thành sự hợp tác kinh tế hiệu quả hơn, ông S.Xri-vát-xta-va cho biết, sẽ cùng giới doanh nghiệp hai nước nỗ lực nhiều hơn nữa, nhất là chia sẻ thông tin, mở các văn phòng đại diện ở hai nước, thúc đẩy thương mại, đầu tư, du lịch và tăng cường các hoạt động quảng bá…
Nhiều đại biểu đánh giá, quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Ấn Độ là một điểm sáng trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, thể hiện qua việc Ấn Độ đứng trong “tốp mười” đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Năm 2006, kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt hơn một tỷ USD, nhưng năm 2011 đạt tới 3,9 tỷ USD, tăng gấp 3,9 lần; hai bên phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên bảy tỷ USD vào năm 2015.
Nói về sự cần thiết phải tăng về “chất” trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam R.Ra-ê chỉ rõ, Ấn Độ ngày càng hoàn thiện Chính sách hướng Đông khởi xướng hai thập kỷ nay và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong khu vực Đông Á năng động. Những chuyển biến về bối cảnh kinh tế, địa lý – chính trị toàn cầu đã tác động tích cực tới mối quan hệ toàn diện của hai nước. Các chương trình cải cách kinh tế của từng nước và quá trình hội nhập toàn cầu của hai nền kinh tế đã mở ra rất nhiều cơ hội hợp tác đôi bên cùng có lợi. Chia sẻ quan điểm này, nhiều đại biểu Việt Nam nhấn mạnh: Trong 17 năm qua, tăng trưởng trung bình của Ấn Độ đạt khoảng 7%/năm; dự trữ ngoại hối cao; thu hút đầu tư nước ngoài tăng kỷ lục; tăng trưởng xuất khẩu khá. Nhiều nước và tổ chức quốc tế, trong đó có IMF và WB đánh giá, Ấn Độ đang trên con đường trở thành cường quốc kinh tế thế giới. Sự “trỗi dậy” nhanh chóng đã đưa Ấn Độ trở thành một thị trường tiêu thụ khổng lồ trong những năm tới, mở ra nhiều cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tiến vào thị trường Nam Á.
Về phần mình, với vị trí địa – chiến lược quan trọng và vai trò ngày càng tăng ở khu vực và trên trường quốc tế, Việt Nam trở thành cầu nối giữa ASEAN với Ấn Độ, luôn ủng hộ Chính sách hướng Đông, quá trình hội nhập, những nỗ lực kết nối và phát triển tiểu vùng giữa Ấn Độ với ASEAN. Tiềm năng phát triển kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ là rất lớn. Ấn Độ có 28 bang và bảy vùng lãnh thổ với số dân khoảng 1,2 tỷ người; Việt Nam là một thị trường trẻ với hơn 86 triệu dân. Hai bên có thể khai thác nhiều đối tượng khách hàng và phân khúc thị trường khác nhau, phục vụ nhu cầu của mỗi nước.
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ran-dít Ra-ê: Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến cho rằng, quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ chưa tương xứng tiềm năng quan hệ chính trị rất tốt đẹp giữa hai nước. Chúng ta đều có nền kinh tế năng động, chia sẻ tầm nhìn trung và dài hạn. Do vậy, chúng ta có hàng loạt cơ hội để thúc đẩy hợp tác. Sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Ấn Độ vào tháng 10 năm ngoái, hai nước tổ chức diễn đàn doanh nghiệp song phương với ý tưởng giúp các doanh nghiệp hai nước thật sự hiểu nhau hơn, từ đó hợp tác hiệu quả hơn. Sứ quán Ấn Độ đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Việt Nam, trong đó có VCCI, làm “cầu nối” tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức các đoàn doanh nghiệp Ấn Độ tìm hiểu thị trường Việt Nam, tổ chức hội chợ thương mại ở mỗi nước… Từng làm việc nhiều năm ở Việt Nam, điều gây ấn tượng mạnh nhất đối với tôi là sự năng động và trẻ trung của đất nước các bạn, sự năng nổ, nhiệt tình của người dân và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ. Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng, các thế hệ trước đây của Ấn Độ có sự hiểu biết sâu rộng hơn về đất nước và con người Việt Nam. Do vậy, việc tăng cường sự hiểu biết về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước cho thế hệ trẻ Việt Nam và Ấn Độ là rất cần thiết. Để làm được điều đó, chúng ta cần tích cực hơn trong việc tổ chức trao đổi đoàn, tăng cường các cuộc tiếp xúc, giao lưu giúp tuổi trẻ hai nước hiểu nhau hơn. |
Giám đốc Hội đồng Nghiên cứu quốc tế Ấn Độ Ra-gíp Ba-ti-a: Đất nước Việt Nam tươi đẹp, nhân dân Việt Nam anh hùng, có tính kỷ luật, đức hy sinh và sự tận tâm cho sự nghiệp dân tộc đã trở thành hình ảnh rất tích cực và thân quen tại đất nước Ấn Độ của tôi. Đối với Ấn Độ, quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam là một trong số những quan hệ ngoại giao quan trọng nhất. Những ký ức chung của chúng ta và lịch sử về sự tiếp xúc sâu rộng cũng như những cuộc giao lưu về thương mại, văn hóa, ảnh hưởng tôn giáo và quan điểm về nhiều vấn đề đã tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước phát triển không ngừng. Ba lĩnh vực hợp tác quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước hiện nay, gồm: hợp tác thương mại, kinh tế và năng lượng; hợp tác an ninh và quốc phòng và hợp tác trong các diễn đàn khu vực và quốc tế, với mục đích thúc đẩy hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng tại Đông Á. Việt Nam là trọng tâm của nền chính trị sức mạnh và cơ cấu chiến lược Đông – Nam Á. Trong Chính sách hướng Đông, Ấn Độ nhìn nhận vị trí quan trọng của Việt Nam trong khối ASEAN. Đất nước chúng tôi cam kết tuân thủ các nguyên tắc hữu nghị và hợp tác ASEAN, ủng hộ Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Quốc phòng ASEAN mở rộng và công nhận vai trò quan trọng của Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). Mục tiêu và lợi ích chung của Ấn Độ và Việt Nam tại châu Á – Thái Bình Dương sẽ giúp thúc đẩy nỗ lực nâng cao chất lượng hợp tác trong quan hệ hai nước. |
Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công thương Lý Quốc Hùng: |
Ý kiến ()