Sáng qua 13-7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã khai mạc Phiên họp thứ 42 với sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng. Dự phiên họp, có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và đại diện nhiều cơ quan hữu quan.Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ QH xem xét đề nghị của Chính phủ về việc miễn, giảm, giãn thuế trong năm 2011; cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu QH về dự kiến chương trình và các công việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII; cho ý kiến về công tác tổ chức, nhân sự Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH chuẩn bị trình QH tại kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII; cho ý kiến về dự thảo Tờ trình của Ủy ban Thường vụ QH và việc triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết T.Ư 2,...
Sáng qua 13-7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã khai mạc Phiên họp thứ 42 với sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng. Dự phiên họp, có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và đại diện nhiều cơ quan hữu quan.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ QH xem xét đề nghị của Chính phủ về việc miễn, giảm, giãn thuế trong năm 2011; cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu QH về dự kiến chương trình và các công việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII; cho ý kiến về công tác tổ chức, nhân sự Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH chuẩn bị trình QH tại kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII; cho ý kiến về dự thảo Tờ trình của Ủy ban Thường vụ QH và việc triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết T.Ư 2, khóa XI về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Ngay sau khi khai mạc, Ủy ban Thường vụ QH đã nghe Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đọc Tờ trình về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011. Theo Tờ trình, Chính phủ đề nghị QH cho phép miễn, giảm thuế như sau:
1- Thuế thu nhập doanh nghiệp: giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011 đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011. Cụ thể là, các doanh nghiệp nhỏ và vừa; những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế – xã hội (đường, trường, điện, thủy lợi, y tế…) và một số ngành nghề sản xuất, kinh doanh quan trọng.
2- Giảm 50% mức thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp từ quý III năm 2011 đến hết năm 2011 đối với các cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện hộ, cá nhân, tổ chức này giữ ổn định mức giá cho thuê, giá trông giữ trẻ và cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2010.
3- Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN):
3.1 Miễn thuế TNCN từ ngày 1-8-2011 đến hết ngày 31-12-2012 đối với:
– Cổ tức được chia cho cá nhân (trừ cổ tức của các ngân hàng cổ phần, các quỹ đầu tư tài chính, các tổ chức tín dụng) từ hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán cá nhân góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp nhằm góp phần ổn định và khuyến khích đầu tư vốn trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh và bảo đảm bình đẳng với thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng hiện đang được miễn thuế: khi Chính phủ trình dự án Luật Thuế TNCN ra Quốc hội dự kiến thu thuế cả cổ tức và tiền lãi tiết kiệm theo thông lệ quốc tế (hầu hết đều thu thuế TNCN đối với lãi tiết kiệm); sau khi xem xét đã quyết định không thu đối với lãi tiền gửi tiết kiệm.
Không miễn thuế đối với cổ tức được chia từ các ngân hàng cổ phần, các quỹ đầu tư tài chính, các tổ chức tín dụng vì năm 2009 – 2010 các ngân hàng cổ phần đều trả cổ tức với mức cao hơn 10% vốn cổ phần.
– Miễn thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân (20% trên thu nhập hoặc 0,1% trên giá trị chuyển nhượng) để góp phần ổn định thị trường chứng khoán, huy động vốn cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
3.2 Miễn thuế TNCN từ ngày 1-8-2011 đến hết ngày 31-12-2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Luật Thuế TNCN.
Các cá nhân thuộc diện được miễn thuế bao gồm: cá nhân không có người phụ thuộc có thu nhập từ hơn bốn triệu đồng đến chín triệu đồng/tháng; cá nhân có một người phụ thuộc có thu nhập từ hơn 5,6 triệu đồng đến 10,6 triệu đồng/tháng; cá nhân có hai người phụ thuộc có thu nhập từ hơn 7,2 triệu đồng đến 12,2 triệu đồng/tháng…
Nếu thực hiện như đề xuất nói trên của Chính phủ, tổng số thuế giãn năm 2011 khoảng 6.900 tỷ đồng (sẽ thu vào năm 2012); tổng số thuế miễn, giảm năm 2011 khoảng 4.200 tỷ đồng; tổng số thuế miễn, giảm năm 2012 khoảng 2.200 tỷ đồng. Thảo luận Tờ trình nói trên của Chính phủ, đa số Ủy viên Ủy ban đồng tình với Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, năm 2011 là năm nền kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, lạm phát tăng cao ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Việc áp dụng kịp thời các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, giảm bớt khó khăn cho người lao động là cần thiết.
Tuy nhiên, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho biết nhiều ý kiến trong Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, việc áp dụng các giải pháp miễn, giảm thuế tại thời điểm hiện nay cũng cần được cân nhắc, xem xét thận trọng. Vì việc hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp không giải quyết được tận gốc khó khăn của doanh nghiệp. Vấn đề lớn nhất hiện nay doanh nghiệp đang gặp phải là thiếu vốn và khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay và mức lãi suất vay quá cao. Ngoài ra, việc lồng ghép quá nhiều chính sách xã hội vào chính sách thuế sẽ không bảo đảm tính trung lập của thuế và việc miễn, giảm thuế tại thời điểm hiện nay cho một số đối tượng sẽ khó bảo đảm tính khả thi, thiếu chặt chẽ trong quản lý, dễ phát sinh tiêu cực và gây nhiều vướng mắc trong triển khai thực hiện. Kết luận phiên thảo luận về chính sách miễn, giảm thuế, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên đề nghị Chính phủ cần thận trọng khi triển khai, tránh việc cào bằng và hỗ trợ không đúng đối tượng. Cần tăng cường hậu kiểm đối với các doanh nghiệp có nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và hạn chế tối đa lồng ghép chính sách xã hội. Ủy ban Thường vụ QH đồng ý để Chính phủ trình ra Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII xem xét.
Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ QH đã cho ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết về việc ban hành Biểu thuế bảo vệ môi trường, tập trung vào một số vấn đề cụ thể như mức thuế đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, than đá, thuế suất đối với môi chất làm lạnh chứa Hydro-chloro-fluoro-carbon (dung dịch HCFC), thuế đối với túi nhựa xốp (túi ni-lông), thuế suất đối với thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng. Theo đó, mức thuế thu đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ bằng với mức phí xăng, dầu hiện hành. Hiện xăng, dầu mỡ nhờn đang chịu phí xăng dầu, khi Luật Thuế Bảo vệ môi trường có hiệu lực, sẽ không thu phí xăng, dầu mà chuyển sang thu thuế bảo vệ môi trường. Xăng, nhiên liệu bay mức thu 1.000 đồng/lít, dầu đi-ê-den mức thu 500 đồng/lít, dầu hỏa, dầu ma-dút, dầu nhờn mức thu 300 đồng/lít…
Một trong những nội dung quan trọng của ngày làm việc thứ nhất, Ủy ban Thường vụ QH tiếp tục cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII. Theo đó, kỳ họp này dự kiến khai mạc vào ngày 21-7 và làm việc trong khoảng nửa tháng. Ủy ban Thường vụ QH cũng đã cho ý kiến về tổ chức, nhân sự Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH chuẩn bị trình QH tại kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII.
Theo Nhandan
Ý kiến ()