Hôm qua, 14-1, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã khai mạc Phiên họp thứ 14 với sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng. Đại diện một số cơ quan ở T.Ư dự.Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của các dự án: Luật Giáo dục quốc phòng, an ninh (QPAN); Luật Phòng, chống khủng bố; Luật Phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai; Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là những dự án Luật đã được QH khóa XIII cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ tư vừa qua. Cũng tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ QH còn cho ý kiến về việc ban hành Nghị định về hoạt động mỹ thuật; Nghị định quy định công nhận ngày truyền thống, ngày kỷ niệm và ngày hưởng ứng của Việt Nam. Cho ý kiến về Tờ trình của Kiểm toán Nhà nước về việc thành lập Thanh tra Kiểm toán Nhà nước trực thuộc Kiểm toán Nhà nước và đổi tên Vụ Quan hệ quốc tế thành...
Hôm qua, 14-1, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã khai mạc Phiên họp thứ 14 với sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng. Đại diện một số cơ quan ở T.Ư dự.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của các dự án: Luật Giáo dục quốc phòng, an ninh (QPAN); Luật Phòng, chống khủng bố; Luật Phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai; Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là những dự án Luật đã được QH khóa XIII cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ tư vừa qua.
Cũng tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ QH còn cho ý kiến về việc ban hành Nghị định về hoạt động mỹ thuật; Nghị định quy định công nhận ngày truyền thống, ngày kỷ niệm và ngày hưởng ứng của Việt Nam. Cho ý kiến về Tờ trình của Kiểm toán Nhà nước về việc thành lập Thanh tra Kiểm toán Nhà nước trực thuộc Kiểm toán Nhà nước và đổi tên Vụ Quan hệ quốc tế thành Vụ Hợp tác quốc tế; cho ý kiến về Tờ trình của Kiểm toán Nhà nước về việc bố trí vốn đầu tư giai đoạn 2013 – 2015 cho các dự án trụ sở làm việc của Kiểm toán Nhà nước. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ QH cũng thông qua Nghị quyết hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2012/QH13 của QH về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Ngay sau khi khai mạc, Ủy ban Thường vụ QH đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban QP và AN của QH Nguyễn Kim Khoa trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận của các đại biểu QH về dự án Luật Giáo dục QPAN. Báo cáo đề cập 40 vấn đề của dự án Luật này, từ sự cần thiết ban hành, bố cục đến hiệu lực thi hành luật, trong đó nêu rõ những ý kiến còn khác nhau về từng vấn đề cụ thể. Thí dụ về phạm vi điều chỉnh (Điều I), một số ý kiến nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật. Một số ý kiến đề nghị cụ thể hóa phạm vi điều chỉnh, đồng thời bổ sung thêm nội dung trật tự an toàn xã hội; kết cấu thêm mảng an ninh để cân đối giữa quốc phòng và an ninh. Có ý kiến khác đề nghị phạm vi điều chỉnh của Dự thảo chỉ gồm giáo dục và bồi dưỡng; ý kiến khác cho rằng phạm vi điều chỉnh rộng, cần thu gọn lại. Có ý kiến đề nghị thay cụm từ “cá nhân” bằng cụm từ “công dân”. Ý kiến khác đề nghị viết lại phạm vi điều chỉnh như sau: “Luật này quy định quyền, trách nhiệm tìm hiểu học tập nghiên cứu kiến thức quốc phòng, an ninh của công dân, đối tượng, nội dung tổ chức phổ biến, bồi dưỡng giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh, trách nhiệm của cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan và điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến bồi dưỡng giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh”.
Trên cơ sở báo cáo tổng hợp nói trên, các thành viên Ủy ban Thường vụ QH đã thảo luận, cho ý kiến đối với mỗi vấn đề còn ý kiến khác nhau. Các ý kiến đóng góp tập trung vào các nội dung như tên gọi của dự án luật, đối tượng điều chỉnh, vấn đề bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho người quản lý doanh nghiệp ngoài Nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập. Có ý kiến đề nghị đưa nội dung trật tự an toàn xã hội vào phạm vi điều chỉnh.
Theo Nhandan
Ý kiến ()