Ngày 23-10, Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 13 đã khai mạc trọng thể tại TP Mông-tơ-rơ (Thụy Sĩ), với sự tham dự của 70 nguyên thủ, những người đứng đầu Chính phủ, phái đoàn ngoại giao các quốc gia thành viên khối Pháp ngữ và hơn hai nghìn đại biểu. Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan làm Trưởng đoàn tham dự hội nghị.Hội nghị được tổ chức đúng vào dịp Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) kỷ niệm 40 năm thành lập và mười năm thực hiện Tuyên bố Bamaco về dân chủ nhân quyền. Với chủ đề 'Thách thức và tầm nhìn về tương lai đối với Cộng đồng Pháp ngữ', hội nghị lần này đề cập các vấn đề quan trọng, như quan hệ quốc tế và vị trí của cộng đồng Pháp ngữ trong bối cảnh quốc tế hiện nay, các thách thức của phát triển bền vững, vấn đề an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, cũng như tiếng Pháp và việc giảng dạy tiếng Pháp trong một thế giới toàn cầu hóa.Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc, với...
Ngày 23-10, Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 13 đã khai mạc trọng thể tại TP Mông-tơ-rơ (Thụy Sĩ), với sự tham dự của 70 nguyên thủ, những người đứng đầu Chính phủ, phái đoàn ngoại giao các quốc gia thành viên khối Pháp ngữ và hơn hai nghìn đại biểu. Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan làm Trưởng đoàn tham dự hội nghị.
Hội nghị được tổ chức đúng vào dịp Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) kỷ niệm 40 năm thành lập và mười năm thực hiện Tuyên bố Bamaco về dân chủ nhân quyền. Với chủ đề 'Thách thức và tầm nhìn về tương lai đối với Cộng đồng Pháp ngữ', hội nghị lần này đề cập các vấn đề quan trọng, như quan hệ quốc tế và vị trí của cộng đồng Pháp ngữ trong bối cảnh quốc tế hiện nay, các thách thức của phát triển bền vững, vấn đề an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, cũng như tiếng Pháp và việc giảng dạy tiếng Pháp trong một thế giới toàn cầu hóa.
Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc, với cương vị Tổng thống nước chủ nhà và là Chủ tịch của Cộng đồng Pháp ngữ, Tổng thống Thụy Sĩ Đ.Loi-hát khẳng định, các quốc gia thành viên đang phải đối phó nhiều thách thức mang tính toàn cầu, như an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, đói nghèo, an ninh… Việc các nước tìm ra các giải pháp bền vững cho các vấn đề này là một yếu tố tạo nên sự ổn định mới cho thế giới. Tổng thống cũng nhấn mạnh tới yếu tố đa dạng văn hóa và ngôn ngữ trong Tổ chức Các quốc gia sử dụng tiếng Pháp và coi đây là tài sản quý báu.
Phát biểu ý kiến tại phiên khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh, bối cảnh hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức mới đối với cộng đồng quốc tế, như tình trạng mất an ninh lương thực và năng lượng ở nhiều nơi, những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với môi trường và đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong 70 năm qua. Phó Chủ tịch nước khẳng định, Cộng đồng Pháp ngữ cần tham gia tích cực hơn vào việc giải quyết các thách thức, trước hết là ngăn ngừa và giải quyết xung đột. Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm những lợi ích phát triển của các thành viên, nhất là các nước nghèo và đang phát triển muốn có điều kiện thuận lợi hơn về kinh tế-thương mại, được chuyển giao công nghệ và hỗ trợ thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh, với truyền thống hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình, Việt Nam khẳng định tiếp tục tham gia đóng góp tích cực, xây dựng và có trách nhiệm vào sự phát triển hài hòa của Cộng đồng Pháp ngữ, tham gia những nỗ lực chung nhằm phát huy vai trò của cộng đồng trên trường quốc tế và cùng các quốc gia thành viên tăng cường hợp tác để đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề mà cộng đồng quốc tế và Pháp ngữ quan tâm…
Theo Nhandan
Ý kiến ()