Khai mạc Hội nghị cấp cao An ninh châu Á lần thứ 11
Theo Tân Hoa xã, ngày 1-6, tại Xin-ga-po, Hội nghị cấp cao An ninh châu Á (còn gọi là Đối thoại quốc phòng Shangri-La) lần thứ 11 đã khai mạc với sự tham gia của nhiều bộ trưởng, thứ trưởng quốc phòng, quan chức quân sự cấp cao, chuyên gia quân sự, đại diện hơn 20 nước trong và ngoài khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Hội nghị kéo dài ba ngày và tập trung thảo luận, trao đổi các vấn đề về an ninh khu vực... các mối đe dọa xuyên quốc gia, đối phó thảm họa thiên nhiên và vấn đề Biển Đông. Phát biểu ý kiến tại phiên khai mạc, Tổng thống In-đô-nê-xi-a B.Giu-đô-giô-nô nhấn mạnh, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã có nhiều thay đổi, quan hệ hợp tác giữa các nước và khu vực ngày càng được tăng cường... nhưng cũng còn những thách thức. Châu Á cần phải nắm bắt các cơ hội để xây dựng một cấu trúc hòa bình bền vững và mở ra sự hợp tác địa chính trị mới. Ông Giu-đô-giô-nô cho rằng, các bên liên quan tới tranh chấp Biển Đông cũng có thể tìm...
Hội nghị kéo dài ba ngày và tập trung thảo luận, trao đổi các vấn đề về an ninh khu vực… các mối đe dọa xuyên quốc gia, đối phó thảm họa thiên nhiên và vấn đề Biển Đông. Phát biểu ý kiến tại phiên khai mạc, Tổng thống In-đô-nê-xi-a B.Giu-đô-giô-nô nhấn mạnh, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã có nhiều thay đổi, quan hệ hợp tác giữa các nước và khu vực ngày càng được tăng cường… nhưng cũng còn những thách thức. Châu Á cần phải nắm bắt các cơ hội để xây dựng một cấu trúc hòa bình bền vững và mở ra sự hợp tác địa chính trị mới. Ông Giu-đô-giô-nô cho rằng, các bên liên quan tới tranh chấp Biển Đông cũng có thể tìm ra các giải pháp chuyển những xung đột tiềm năng thành những tiềm năng hợp tác…
Á Theo TTXVN, đây là lần đầu Tổng thống In-đô-nê-xi-a tham dự Hội nghị cấp cao An ninh châu Á. Ông Giu-đô-giô-nô đã đề cập các vấn đề an ninh khu vực và nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa khu vực đối với hòa bình lâu dài và ổn định. Theo ông, hòa bình lâu dài cần sự hợp tác phát triển khu vực mạnh mẽ và năng động, đòi hỏi phải xây dựng được ý thức chung giữa các chính phủ và nhân dân trong khu vực và cùng nhau phát triển… Để xây dựng được chủ nghĩa khu vực, mỗi quốc gia phải coi bản sắc khu vực như là một bổ sung của bản sắc quốc gia, và sự hợp tác giữa các thành viên Hiệp hội các nước Đông – Nam Á (ASEAN) là một hình thức của những nỗ lực nhằm đạt được chủ nghĩa khu vực; nhấn mạnh: Một ASEAN hợp tác chặt chẽ với cam kết xây dựng một cộng đồng chung đã tạo ra cơ hội chiến lược và làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa các nước trong khu vực.
* Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao An ninh châu Á, ngày 2-6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L.Pa-nét-ta lần đầu công bố chi tiết chiến lược quân sự của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương. Theo đó, trong vài năm tới, Oa-sinh-tơn sẽ tái bố trí hạm đội hải quân với mục tiêu đến năm 2020, có 60% số tàu chiến Mỹ hoạt động tại châu Á – Thái Bình Dương. Sáu trong số 11 tàu sân bay của Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hoạt động tại khu vực này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng tái khẳng định một loạt các cam kết quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương, gồm các hiệp ước với các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái-lan, Phi-li-pin, Ô-xtrây-li-a và các đối tác Ấn Độ, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a… Mỹ sẽ nỗ lực xây dựng quan hệ quân sự khu vực thông qua những hoạt động hợp tác tương tự như thỏa thuận luân chuyển bố trí quân mà Mỹ đã đạt được với Ô-xtrây-li-a và đang tiến hành với Phi-li-pin. Oa-sinh-tơn cũng tăng số lượng và quy mô các cuộc tập trận quân sự song phương và đa phương tại khu vực… Mỹ cũng cam kết xây dựng quan hệ hợp tác quân sự ổn định, tin cậy, lành mạnh và lâu dài với Trung Quốc.
Theo Nhandan
Ý kiến ()