Khắc phục khó khăn cho nền kinh tế: Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Năm 2012, kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, tác động không nhỏ tới Việt Nam. Trong bối cảnh đó, nước ta đã tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và đã đạt được những thành công nhất định.Kinh tế vĩ mô dần ổn định, lạm phát được kiềm chếTheo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2012 dự báo được kiềm chế ở mức khoảng 7,5%. So với đầu năm, lãi suất cho vay đã giảm, cơ cấu tín dụng có chuyển biến theo hướng tăng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghệ phụ trợ. Bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 bằng 4,8% GDP. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2012 ước thực hiện bằng 29,5% GDP.Nhiều doanh nghiệp nỗ lực vượt khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh. (Ảnh: M.P)Mặc dù kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu vẫn đạt được những kết quả tích cực: Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 ước đạt 114,5 tỷ USD, tăng 18% so với...
Năm 2012, kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, tác động không nhỏ tới Việt Nam. Trong bối cảnh đó, nước ta đã tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và đã đạt được những thành công nhất định.
Kinh tế vĩ mô dần ổn định, lạm phát được kiềm chế
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2012 dự báo được kiềm chế ở mức khoảng 7,5%. So với đầu năm, lãi suất cho vay đã giảm, cơ cấu tín dụng có chuyển biến theo hướng tăng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghệ phụ trợ. Bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 bằng 4,8% GDP. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2012 ước thực hiện bằng 29,5% GDP.
Nhiều doanh nghiệp nỗ lực vượt khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh. (Ảnh: M.P) |
Mặc dù kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu vẫn đạt được những kết quả tích cực: Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 ước đạt 114,5 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2011, cao hơn so với chỉ tiêu kế hoạch; nhập khẩu ước tăng 7,7%. Nhập siêu khoảng 500 triệu USD, chiếm 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Việc giảm mạnh tốc độ tăng nhập khẩu và giảm nhập siêu đã góp phần cân đối ngoại tệ, ổn định tỷ giá, nhưng mặt khác cho thấy nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho đầu tư và sản xuất đang có xu hướng giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu trong thời gian tới.
Tăng trưởng GDP cả năm 2012 ước đạt trên 5,1%, thấp hơn kế hoạch (6-6,5%) nhưng quý sau cao hơn quý trước và có dấu hiệu cải thiện. Quy mô nền kinh tế năm 2012 ước đạt khoảng 136 tỷ USD với thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1.540 USD. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, đạt được kết quả tốt; giá trị tăng thêm của nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 2,6%; công nghiệp và xây dựng ước tăng 5%; dịch vụ ước tăng 6,3%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 18%.
Đáng chú ý, các đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tín dụng và đầu tư được triển khai đồng bộ, đem lại những kết quả bước đầu. Đáng chú ý, trong năm 2012, các Bộ, ngành và địa phương đã rà soát, đánh giá lại các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý, đã chú ý ưu tiên tập trung vốn cho các dự án có hiệu quả kinh tế – xã hội cao, sớm hoàn thành trong năm 2012-2013; kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư đã được tăng cường. Các Bộ, ngành và địa phương cũng đã từng bước thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn, rà soát lại và thực hiện phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ cho cả thời kỳ 2012 – 2015; bước đầu thống kê, tập hợp số nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, phấn đấu đến năm 2015 phải hoàn tất thanh toán số nợ đọng nói trên.
Được biết, hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện việc tái cơ cấu đầu tư công, đang khẩn trương nghiên cứu khuôn khổ pháp lý để xây dựng Kế hoạch đầy tư trung hạn, Luật Đầu tư công, Luật đầu tư (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc cho các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, trong các ngành công nghệ cao, giá trị tăng cao.
Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng được phê duyệt với lộ trình cụ thể là cơ sở pháp lý cho việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Nhờ việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, việc cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng: Cơ bản kiểm soát được tình hình của các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, thanh khoản của hệ thống nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng được cải thiện đáng kể, nguy cơ rủi ro mất an toàn hệ thống đã được đẩy lùi.
Một số vấn đề cần sớm được giải quyết
|
Sức mua giảm, hàng tồn kho vẫn ở mức cao. (Ảnh: M.P) |
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()