Khắc phục chênh lệch số liệu GDP giữa trung ương và địa phương
Trao đổi ý kiến với phóng viên (PV) Báo Nhân Dân về việc chuyển đổi quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của địa phương, Tổng cục trưởng Thống kê Nguyễn Bích Lâm (ẢNH dưới) cho biết, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tiến hành rà soát, tính toán lại chỉ tiêu này của địa phương cho các năm 2010- 2013, sắp tới sẽ thông báo cho các địa phương thống nhất sử dụng. Số liệu đã rà soát là căn cứ quan trọng để các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và Kế hoạch năm năm 2016 - 2020.
PV: Theo TCTK, khái niệm, nội dung, phương pháp và nguồn thông tin đầu vào tính GDP của cả trung ương và địịa phương đều áp dụng thống nhất theo quy địịnh của Hệ thống tài khoản quốc gia 1993 của Liên hợp quốc. Vậy vì sao vẫn có tình trạng chênh lệch số liệu GDP của toàn bộ nền kinh tế với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thưa đồng chí?
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm:Đúng là thực trạng hiện nay, tổng cộng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chênh lệch khá lớn so với GDP tính cho phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Nguyên nhân là do tính trùng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty có trụ sở chính đóng ở địa phương này nhưng có nhiều chi nhánh, công ty thành viên hoạt động sản xuất ở địa phương khác.
Bên cạnh đó, việc thu thập thông tin của các địa phương đối với đơn vị hạch toán toàn ngành (ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, đường sắt, điện lực, bưu chính, viễn thông, an ninh – quốc phòng, thuế nhập khẩu…) gặp nhiều khó khăn, do đó việc tính GRDP cho địa phương thực hiện như hiện nay không chính xác. Thêm nữa, việc tính chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của một số địa phương chịu ảnh hưởng của mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm do Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh và Nghị quyết HĐND, UBND cùng cấp đề ra. Công tác xây dựng kế hoạch hằng năm và năm năm không dựa trên cơ sở nguồn lực (tiềm năng, vốn, lao động,…) thực tế của địa phương. Hầu hết các địa phương đều xây dựng kế hoạch tăng trưởng kinh tế từ 11% đến 13%, thậm chí có địa phương đề ra tăng 15%, cao hơn nhiều so với mục tiêu tăng GDP của toàn quốc do Đại hội Đảng toàn quốc thông qua.
Tuy nhiên, tôi xin khẳng định, TCTK tính GDP cho phạm vi toàn bộ nền kinh tế theo phương pháp sản xuất, không trên cơ sở cộng đơn thuần số liệu GRDP của các địa phương cho nên tình trạng chênh lệch số liệu GDP giữa trung ương và địa phương không ảnh hưởng đến tính chính xác của số liệu GDP tính cho phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
PV: Để khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu này, tại hội nghịị toàn quốc ngành kế hoạch và đầu tư vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo khẩn trương xây dựng Đề án Chuyển đổi quy trình biên soạn số liệu GRDP cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với vai tròò là đơn vịị chủ trì xây dựng đề án, xin đồng chí nói rõ hơn về đề án này cũng như lộ trình thực hiện đề án?
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm:Theo đề án này, việc biên soạn và công bố chỉ tiêu GDP của toàn bộ nền kinh tế và chỉ tiêu GRDP của các địa phương được tập trung đầu mối tại TCTK, thay vì phân cấp cho các Cục Thống kê địa phương thực hiện như hiện nay. Việc chuyển đổi quy trình biên soạn chỉ tiêu GRDP để phù hợp thông lệ quốc tế, thực hiện phương châm thống nhất khái niệm, phạm vi, nguồn thông tin và phương pháp tính và do một cơ quan thực hiện. Hình thành cơ cấu tổ chức biên soạn chỉ tiêu GDP và GRDP hợp lý, phù hợp tổ chức, bộ máy và hoạt động của hệ thống thống kê nhà nước. Nâng cao chất lượng số liệu GDP của toàn bộ nền kinh tế và GRDP của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong quá trình xây dựng đề án, TCTK sẽ lấy ý kiến góp ý, thẩm định của các bộ, ngành và địa phương có liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2014. Từ nay đến hết năm 2015, phải xây dựng và hoàn thiện nguồn thông tin phân theo địa phương phục vụ biên soạn chỉ tiêu GDP và GRDP; trước hết, cần phối hợp các bộ, ngành xây dựng cơ chế cung cấp và chia sẻ thông tin thống kê giữa TCTK với các bộ, ngành; xây dựng các phần mềm tin học trong xử lý, tính toán chỉ tiêu GDP và GRDP. Trong hai năm 2015 và 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ Nội vụ tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực còn thiếu, tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của đề án. Từ năm 2016 trở đi, TCTK sẽ trực tiếp biên soạn và công bố số liệu GDP cho phạm vi cả nước và GRDP cấp tỉnh.
PV: Như vậy, theo đồng chí, việc triển khai đề án này sẽoe tác động như thế nào tới việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm năm 2016 – 2020?
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Xây dựng và triển khai đề án cho phép biên soạn chỉ tiêu GDP và GRDP chính xác hơn, bảo đảm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, phân tích và đánh giá tình hình kinh tế – xã hội của Chính phủ, của các bộ, ngành và địa phương. Cùng với việc xây dựng đề án, trong năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014, TCTK đã tiến hành rà soát, tính toán lại chỉ tiêu GRDP của địa phương cho các năm 2010-2013, sắp tới, chúng tôi sẽ thông báo cho các địa phương thống nhất sử dụng. Qua kết quả rà soát, tính toán lại số liệu GRDP, trong số 63 tỉnh, thành phố, có 13 địa phương tính toán số liệu GRDP tương đối sát với thực tế kết quả sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; 50 địa phương tính cao, trong đó có 15 địa phương tính quá cao. Số liệu GRDP đã rà soát chính là căn cứ quan trọng để các địa phương xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2015 và Kế hoạch năm năm 2016 – 2020 với các mục tiêu phù với năng lực sản xuất của các địa phương, bảo đảm tính khả thi của mục tiêu kế hoạch. Bên cạnh đó, đáp ứng yêu cầu của các cơ quan Đảng và Nhà nước các cấp trong việc xây dựng một cơ cấu kinh tế của địa phương hợp lý trong cơ cấu kinh tế quốc gia thống nhất.
Mặt khác, khi triển khai thực hiện đề án, việc biên soạn số liệu GRDP tập trung tại TCTK sẽ bảo đảm tính chính xác, độc lập và khách quan hơn, vì vậy, nếu các địa phương xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội quá cao so với thực tế nguồn lực của địa phương sẽ dẫn đến khả năng hoàn thành mục tiêu kế hoạch thấp.
PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Đánh giá đúng thực trạng kinh tế của địa phương
Con số GDP của nhiều địịa phương không chính xác, thường cao hơn thực tế đã dẫn đến sự đánh giá sai thực trạng kinh tế địịa phương, từ đó tạo ra những cơ chế, chính sách, giải pháp điều hành không phù hợp, cản trở sự phát triển. Nếu không chấn chỉnh sẽoe càng củng cố thêm bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ.
Sau khi tính toán lại, GDP của nhiều địịa phương chắc chắn sẽoe thấp hơn so với con số công bố trước đây. Không nên nhìn vào chỉ tiêu tốc độ tăng GDP của địịa phương để đánh giá đội ngũ cán bộ lãnh đạo địịa phương theo từng nhiệm kỳ. Tăng trưởng GDP có cao tới đâu mà chất lượng cuộc sống của người dân không được cải thiện thì cũng không có ý nghĩa gì.
Theo Nhandan.vn
Ý kiến ()