Trong báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng đầu năm 2010 được công bố ngày 5/7, Ngân hàng Standard Chartered tỏ ra “ngạc nhiên” trước thành tích kiềm chế lạm phát của Việt Nam. Theo các chuyên gia của Standard Chartered, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý II/2010 đã theo đúng như dự đoán của ngân hàng này, ở mức 6,2%-6,4% như Chính phủ đã ước tính, sau khi đạt 5,8% trong quý 1. “Chúng tôi khá ngạc nhiên khi lạm phát được kiềm chế trong nửa đầu năm 2010, với mức lạm phát hàng tháng được kiềm chế quanh mức 0,1%-0,3% trong 3 tháng gần đây” - báo cáo của Standard Chartered nhận xét.Ngân hàng này cho rằng, chính việc giảm nhẹ của giá cả thực phẩm, nhà đất và vận tải - những yếu tố chiếm gần 60% tỷ trọng CPI - đã trực tiếp góp phần giảm tỷ lệ lạm phát. Với tình hình lạm phát khả quan trong những tháng gần đây, Standard Chartered đã điều chỉnh giảm dự đoán lạm phát của Việt Nam trong năm 2010 từ 11,5% xuống 9,5%.Tuy nhiên, các chuyên gia Standard Chartered vẫn sẽ theo dõi...
Trong báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng đầu năm 2010 được công bố ngày 5/7, Ngân hàng Standard Chartered tỏ ra “ngạc nhiên” trước thành tích kiềm chế lạm phát của Việt Nam.
Theo các chuyên gia của Standard Chartered, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý II/2010 đã theo đúng như dự đoán của ngân hàng này, ở mức 6,2%-6,4% như Chính phủ đã ước tính, sau khi đạt 5,8% trong quý 1.
“Chúng tôi khá ngạc nhiên khi lạm phát được kiềm chế trong nửa đầu năm 2010, với mức lạm phát hàng tháng được kiềm chế quanh mức 0,1%-0,3% trong 3 tháng gần đây” – báo cáo của Standard Chartered nhận xét.
Ngân hàng này cho rằng, chính việc giảm nhẹ của giá cả thực phẩm, nhà đất và vận tải – những yếu tố chiếm gần 60% tỷ trọng CPI – đã trực tiếp góp phần giảm tỷ lệ lạm phát. Với tình hình lạm phát khả quan trong những tháng gần đây, Standard Chartered đã điều chỉnh giảm dự đoán lạm phát của Việt Nam trong năm 2010 từ 11,5% xuống 9,5%.
Tuy nhiên, các chuyên gia Standard Chartered vẫn sẽ theo dõi sát sao hai vấn đề lạm phát chính hiện nay. Thứ nhất là lạm phát trong nước – doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp tăng mạnh có thể tạo ra áp lực lạm phát trong những tháng tới. Thứ hai là giá cả hàng hóa. Sự ổn định về giá cả hàng hóa như hiện nay có thể không còn nếu nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trở lại, khiến giá USD giảm và giá hàng hóa sẽ tăng cao.
Do đó, mặc dù thừa nhận tình hình lạm phát đang diễn biến khá tốt, nhưng Standard Chartered cho rằng Việt Nam vẫn cần phải thận trọng để đối với những nguy cơ gia tăng lạm phát trong 6 tháng tới.
Theo Vnmedia
Ý kiến ()