tle=”Kêu gọi gần 40 nghìn tàu thuyền về nơi tránh bão”> yerText”> Xem thêm:1 ảnh Mưa lũ ở Lạc Dương (Lâm Đồng) làm hàng trăm ha hoa màu và hơn mười ngôi nhà bị ngập trong nước.
* Bão số 7 liên tục đổi hướng đi và có khả năng mạnh lên
* Mưa lớn ở Lâm Đồng làm một người chết
* Nguy cơ dịch cúm gia cầm bùng phát dịp cuối năm
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư hồi 22 giờ ngày 2-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,5 độ vĩ bắc; 116,3 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng đông nam, mỗi giờ đi được khoảng 5 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 22 giờ ngày 3-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,7 độ vĩ bắc; 116,8 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Trong khoảng 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển về phía tây, mỗi giờ đi được khoảng 5 – 10 km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 22 giờ ngày 4-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,8 độ vĩ bắc; 114,5 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 340 km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km/giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Trong khoảng 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 – 15 km.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía đông quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư cho biết: Hiện Cơ quan thường trực thuộc Bộ đội Biên phòng đã thông báo và hướng dẫn cho 41.021 tàu/207.987 người đang hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của bão số 7 để phòng tránh. Trong đó đã có gần 40 nghìn tàu/196.541 người đã vào neo đậu tại các bến. Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao đã có Công hàm gửi Đại sứ quán các nước Trung Quốc, Phi-li-pin tại Hà Nội, đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho các ngư dân cùng tàu, thuyền Việt Nam được trú tránh bão và lên bờ khi cần thiết, được hỗ trợ cứu nạn trong trường hợp gặp sự cố.
Bộ Y tế đã có Công điện chỉ đạo Sở Y tế các địa phương và cơ quan chức năng thuộc Bộ, triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó với diễn biến của bão số 7, thông báo bản tin bão đến các địa phương và đôn đốc thực hiện nội dung các Công điện của Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư.
Những ngày qua, nhiều đoạn bờ sông Hồng thuộc xã Đông Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội có nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng. Trong đó, các đoạn từ K23 650 đến K23 800; đoạn thứ hai từ K24 100 đến K24 250 và đoạn thứ ba từ K24 650 đến K24 860 nhiều chỗ chưa kè đá hộ chân đê nên đã xuất hiện nhiều vết nứt, sụt lún nghiêm trọng, có vết nứt cách công trình phụ nhà dân chưa đầy 5m. Các ngành chức năng của Hà Nội cần khẩn trương khảo sát có kế hoạch sửa chữa kịp thời.
Chiều 2-10, một cơn mưa lớn kéo dài hơn bốn giờ trên địa bàn huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) làm một người thiệt mạng và gây ngập lụt khoảng 100 ha rau, hoa màu các loại, thiệt hại ước tính khoảng năm tỷ đồng.
Nạn nhận thiệt mạng là ông Nguyễn Tá Đoàn (47 tuổi), trú tại Đa Phú, phường 7 (TP Đà Lạt). Chiều cùng ngày, thi thể ông Đoàn đã được tìm thấy cách vườn khoảng 500m.
Trận mưa lớn còn nhấn chìm khoảng một trăm héc-ta rau, hoa màu khu vực Phước Thành, thôn B’Nơh B, xã Lát và thị trấn Lạc Dương, hơn mười ngôi nhà của người dân hai bên cầu Phước Thành bị ngập sâu hơn một mét. Thiệt hại nặng nhất là hộ ông Phan Dũng (ngụ tại TP Đà Lạt) bị lũ nhấn chìm trang trại đang nuôi 7.000 con gà đẻ và khoảng 20 tấn thức ăn gia súc.
Tỉnh Thừa Thiên – Huế hiện có khoảng 30% lượng tàu, thuyền không có âu thuyền hoặc nơi để tránh trú. Tỉnh phấn đấu từ nay đến hết năm 2013 tập trung xây dựng thêm hai khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão tại Cầu Hai (huyện Phú Lộc) và khu neo đậu tàu thuyền kết hợp mở rộng cảng cá Thuận An (huyện Phú Vang), tổng kinh phí hơn 120 tỷ đồng từ nguồn vốn của Chính phủ.
Tỉnh Quảng Nam xác định các nhà máy thủy điện trên địa bàn phải đưa công tác cắt lũ làm nhiệm vụ chính trong mùa mưa lũ năm nay. Khi có dự báo mưa lũ lớn thì phối hợp chặt chẽ với cơ quan dự báo khí tượng thủy văn và Ban PCLB tỉnh xả nước. Đồng thời, lắp đặt hệ thống ca-mê-ra giám sát kết nối với Ban PCLB tỉnh để giám sát mực nước và bảo đảm việc chỉ đạo điều hành trong mùa mưa lũ.
Những ngày qua, Công ty Thủy điện Trị An (Đồng Nai) đã xả tràn về hạ lưu sông Đồng Nai gần 1.200 m3/giây. Việc xả lũ, kết hợp với triều cường dâng đã làm ngập nhiều khu vực ven sông Đồng Nai ở các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, TP Biên Hòa. Nước dâng làm ngập 25 ha ao cá của 12 hộ dân, gây thiệt hại hơn bốn tỷ đồng. Tại phường Long Bình Tân (TP Biên Hòa), mưa lớn, thủy triều trên sông dâng cao cũng gây ngập thường xuyên hàng trăm căn nhà của dân.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, qua khảo sát trên địa bàn vùng ngập lũ của tỉnh có 65 điểm sạt lở lớn với tổng chiều dài 1.714 m. Những năm gần đây, tình trạng sạt lở ngày càng trầm trọng do những hộ dân có đất nằm trong khu vực bị sạt lở không quan tâm đến công tác phòng, chống mà chỉ trông chờ vào các cơ quan chức năng.
Chiều 2-10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm cho biết, cả nước hiện còn năm tỉnh xuất hiện dịch cúm gia cầm, gồm: Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Bình. Trong đó, Quảng Ngãi là địa phương có số gia cầm chết và tiêu hủy lớn nhất với gần 24 nghìn con trên tổng số 40 nghìn gia cầm chết và bị tiêu hủy tính đến thời điểm này. Về dịch lợn tai xanh, đến nay vẫn còn ba tỉnh tái phát dịch tai xanh là Đác Lắc, Bắc Cạn, Quảng Nam, với tổng số lợn chết và bị tiêu hủy là hơn 13 nghìn con.
Tỉnh Hòa Bình vừa phê duyệt nguồn kinh phí hỗ trợ chống dịch cúm A/H5N1, trong đó hỗ trợ 250 nghìn liều vắc-xin đợt một tập trung chỉ đạo tiêm phòng trước tại các xã có dịch như Hợp Hòa, Hòa Sơn, Cư Yên, Liên Sơn, Nhuận Trạch và Lương Sơn. Đồng thời, tổ chức tiêm nhắc lại vắc-xin tai xanh cho đàn lợn tại bốn xã đã xảy ra dịch.
Tỉnh Nam Định vừa công bố hết dịch cúm gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương có biện pháp khôi phục phát triển chăn nuôi. Theo Chi cục Thú y tỉnh, mặc dù đã dập được dịch nhưng người chăn nuôi cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Theo Cục Chăn nuôi, sau khi có Công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn gà nhập lậu thì trong tháng 8 số vụ vi phạm đã giảm hẳn, nhất là ở Hà Nội. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 9 đến nay lại có hiện tượng tái nhập trở lại. Tại chợ Hà Vĩ (Hà Nội), trung bình mỗi ngày có khoảng 5-10 tấn gà loại thải, cao điểm có ngày lên tới 17-18 tấn. Ngoài ra, còn có thêm gà giống và trứng giống sắp nở chưa qua kiểm dịch bày bán công khai. Các ngành, địa phương cần tăng cường tuần tra kiểm soát ngăn chặn kịp thời các đường dây nhập lậu gà qua biên giới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()