LSO-Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng, nhằm khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh để phát triển kinh tế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp để phát triển kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng. San ủi mặt bằng làm mô hình trang trại trên địa bàn xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc Ngày 30 tháng 5 năm 2005, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 48- CT/TU về việc đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện và đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân. Các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức triển khai quán triệt đến các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tổ chức thực hiện. Việc tổ chức triển...
LSO-Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng, nhằm khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh để phát triển kinh tế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp để phát triển kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng.
|
San ủi mặt bằng làm mô hình trang trại trên địa bàn xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc |
Ngày 30 tháng 5 năm 2005, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 48- CT/TU về việc đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện và đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân.
|
Các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức triển khai quán triệt đến các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tổ chức thực hiện. Việc tổ chức triển khai quán triệt Chỉ thị số 48 – CT/TU đến từng cơ quan đơn vị, cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đã góp phần nâng cao nhận thức và tạo sự thống nhất trong hành động, khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức tham gia tích cực vào việc phát triển kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng. Các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng đã tham gia tích cực vào việc tuyên truyền quán triệt chỉ thị đến chi hội, hội viên, đoàn viên bằng nhiều hình thức khác đem lại hiệu quả thiết thực. Việc thực hiện chính sách đã được các cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã quan tâm tuyên truyền phổ biến sâu rộng và được nhân dân hưởng ứng. Do vậy, việc thực hiện chính sách đã thu được một số kết quả như: Xây dựng được mạng lưới thú y viên, khuyến nông viên cơ sở (với 237 khuyến nông viên, 241 thú y viên); 1.755 hộ được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay trồng cây lâm nghiệp, với tổng giá trị 49.834 triệu đồng; trợ giá, giá trợ cước giống thuỷ sản khoảng 5 triệu con cho các hộ nông dân vùng khó khăn. Công tác đầu tư kết cấu hạ tầng được quan tâm, chỉ đạo thực hiện với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Từ năm 2006 -2009 tỉnh đã hỗ trợ 46.200 tấn xi măng cho các huyện làm đường giao thông nông thôn, nhân dân đóng góp vật liệu, công sức đã thực hiện bê tông hoá 504,8 km đường giao thông nông thôn. Tỷ lệ số xã có đường ôtô đi lại được 4 mùa đạt 86,3%. Hệ thống khuyến nông viên cơ sở đã được củng cố và hoạt động có hiệu quả.
|
Kinh tế trang trại góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân |
Trong các năm từ 2006-2009 đã mở 9.696 cuộc tập huấn hội thảo với tổng số tham gia 264.501 người (trong đó có chủ trang trại, chủ hộ làm kinh tế đồi rừng, lao động làm trong trang trại được tham gia). Năm 2005 toàn tỉnh có 127 trang trại, năm 2006, sau khi rà soát theo tiêu chí mới của Bộ Nông nghiệp và PTNT toàn tỉnh còn 41 trang trại. Năm 2009 tăng lên 66 trang trại (tăng bình quân 16%/năm). Năm 2006, số lao động của các trang trại là 189 người, bình quân 4 người/1 trang trại; năm 2009 có 374 người bình quân 5 người/1 trang trại. Trong đó lao động gia đình là 290 người, chiếm 80%, lao động thuê ngoài 20%. Số lao động tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh trong trang trại hầu hết là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Tổng doanh thu các trang trại là 8.680,5 triệu đồng, bình quân 1 trang trại 131,5 triệu đồng, tăng 26,4 triệu đồng so với năm 2006. Trong đó loại hình trang trại chăn nuôi có hiệu quả cao đạt 163,75 triệu đồng/trang trại/năm; trang trại cây ăn quả, trang trại nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả thấp, chỉ đạt 31 triệu đồng/trang trại/năm.Thu nhập bình quân 1 trang trại năm 2009 là trên 50 triệu đồng, tăng 35,2 triệu đồng so với năm 2006.
|
Nhìn chung, các chủ trang trại bước đầu đã biết cách tổ chức sản xuất – kinh doanh, có kế hoạch, định hướng cụ thể; đã có một số ít trang trại tổ chức thuê những người có năng lực, có trình độ quản lý, kỹ thuật để chỉ đạo tổ chức sản xuất đạt hiệu quả. Bước đầu kinh tế trang trại đã phát huy được lợi thế, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung tại những vùng có quỹ đất sản xuất, có thị trường tiêu thụ, gần các thị trấn, thị tứ. Kinh tế trang trại có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đưa các tiến bộ KHKT vào sản xuất gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; đồng thời tạo ra nhu cầu và đẩy nhanh quá trình hợp tác kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
Lăng Văn Thăng
Ý kiến ()