Kế thừa và phát huy những thành tích mà toàn Hội đạt được trong 65 năm qua, trong những năm tới, các cấp hội tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật Hoạt động chữ thập đỏ với 7 hoạt động chính của hội: cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc trong chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ. Chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể trong hoạt động nhân đạo.
LSO-Ngày 23/11/1946 tại đình Thanh Ấm, thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hội Hồng thập tự Việt Nam chính thức được thành lập. Kể từ đó, ngày 23/11/1946 đã đi vào lịch sử của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam như một mốc son đánh dấu sự ra đời của một tổ chức xã hội nhân đạo quần chúng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và làm Chủ tịch danh dự đầu tiên.
Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Hội hoạt động trên phạm vi cả nước với 7 lĩnh vực trọng tâm đã được quy định trong Luật Hoạt động chữ thập đỏ, bao gồm: Cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham gia phòng ngừa ứng phó thảm hoạ.
|
Tình nguyện viên CTĐ Hàn Quốc phối hợp với CTĐ tỉnh tặng quà tại Trường tiểu học xã Phú Xá, Cao Lộc – Ảnh: Hoàng Vương |
Hội hoạt động vì mục tiêu nhân đạo – hòa bình – hữu nghị, với 4 tính chất đặc thù: tính xã hội sâu sắc, tính chuyên nghiệp, tính hệ thống, tính quốc tế cao cả. Những ngày đầu mới thành lập chỉ có vài trăm hội viên, đến nay, tổ chức Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các xã, phường, thị trấn (trên 99%), trong nhiều trường học, cơ quan, doanh nghiệp.
Toàn Hội có 4.553.582 hội viên, 3.943.994 thanh niên, thiếu niên (sau đây gọi tắt là thanh thiếu niên), 298.725 tình nguyện viên chữ thập đỏ, sinh hoạt tại 19.725 cơ sở hội; 21.009 cán bộ hội, trong đó có 849 cán bộ làm việc tại các tỉnh, thành hội (trung bình 13-14 cán bộ/1 tỉnh); 2.034 cán bộ làm việc ở cấp huyện (bình quân mỗi huyện có từ 2-3 cán bộ trở lên); 18.126 cán bộ hội cấp xã.
Trải qua 65 năm, phong trào chữ thập đỏ có nhiều chuyển biến tích cực, vai trò, vị trí của hội từng bước được khẳng định; tổ chức 4 cấp của hội được củng cố, kiện toàn; số lượng, chất lượng cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên chữ thập đỏ được nâng lên một bước; hoạt động hợp tác quốc tế của Hội được mở rộng; công tác vận động nguồn lực và trợ giúp đối tượng ngày càng có hiệu quả; cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên chữ thập đỏ đã cống hiến hết mình vì người nghèo, nạn nhân chiến tranh, nạn nhân thiên tai, thảm họa, nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, người già cô đơn, trẻ em lang thang và những người dễ bị tổn thương khác trong xã hội.
Với truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái và nhân đạo cao cả không chỉ trong nước mà cả các nước hoạt động vì hòa bình, hữu nghị và phát triển. Chúng ta tự hào về sự phát triển không ngừng của tổ chức hội trong suốt hơn 65 năm qua và càng tự hào hơn về mối quan hệ hợp tác ngày càng rộng mở của hội với các tổ chức trong nước và quốc tế. Các cấp hội với tỉnh thần làm việc sáng tạo, có ý chí vượt khó, dám nghĩ, dám làm, luôn luôn đổi mới phương thức hoạt động, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, để giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn
Hội Chữ Thập đỏ Lạng Sơn được hình thành từ năm 1974 và chính thức thành lập ngày 07/6/1979, từ khi hình thành đến năm 1992 Hội là một bộ phận trực thuộc Ty Y tế Lạng Sơn. Từ năm 1993 trở lại đây, Hội được tách từ Ty Y tế thành một ngành độc lập và Hội đã trải qua 4 kỳ đại hội. Đại hội lần thứ nhất được tổ chức năm 1988, kỳ thứ 2 năm 1993, kỳ thứ 3 vào năm 2000, kỳ thứ 4 vào ngày 2/11/2006, nhiệm kỳ lần thứ V sẽ tổ chức vào tháng 12/2011. Trong hành trình phát triển, hội luôn được lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm tạo điều kiện thuận lợi.
Từ ngày thành lập đến nay, lớp lớp cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên chữ thập đỏ đã có nhiều nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách cống hiến sức mình xây dựng phong trào CTĐ ngày càng phát triển và trở thành lực lượng nòng cốt trên mặt trận nhân đạo. Tổ chức hội ở cả 3 cấp được củng cố, kiện toàn và phát triển sâu rộng, nhất là cấp cơ sở. Từ năm 1998 có 226/ 226 xã, phường, thị trấn đều có tổ chức hội. Hiện nay có 1.853/2.267 thôn có chi hội. Khối cơ quan, doanh ngiệp có 32 chi hội, có 6 chi hội đặc thù đền, chùa được đánh giá hoạt động tốt, hiệu quả cao.
Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, hội luôn chủ động triển khai các hoạt động với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và thể hiện “Tấm lòng vàng” cùng sẻ chia khó khăn với cộng đồng nghèo, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Từ những hoạt động đạt hiệu quả, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, nhiều tấm gương tận tụy cống hiến cho sự nghiệp nhân đạo, những bông hoa người tốt, việc tốt ngày càng nở rộ khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tô đẹp thêm truyền thống nhân ái quý báu của dân tộc ta.
|
Bể lọc nước sinh học hỗ trợ nhân dân huyện Lộc Bình do Hội CTĐ Đức tài trợ – Ảnh: Bảo Vy |
Kế thừa và phát huy những thành tích mà toàn Hội đạt được trong 65 năm qua, trong những năm tới, các cấp hội tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật Hoạt động chữ thập đỏ với 7 hoạt động chính của hội: cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc trong chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ. Chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể trong hoạt động nhân đạo.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”. Với chiến lược phát triển của hội từ nay đến năm 2020, Hội Chữ thập đỏ Lạng Sơn tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08/6/2010 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam”, thực hiện Luật Hoạt động chữ thập đỏ, Nghị định số 03/2011/NĐ-CP ngày 7/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hoạt động chữ thập đỏ, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và Chiến lược 2020 của Hiệp hội Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế với chủ đề “Bảo vệ tính mạng, thay đổi tư duy”. Chiến lược phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2020 với chủ đề “Đổi mới tư duy – Tạo dựng vị thế – Bảo vệ sự sống”. Chiến lược xác định những định hướng ưu tiên của toàn hội, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động của Hội trong những năm tới.
Lương Thị Mỹ An, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Lạng Sơn
Ý kiến ()