JICA tiếp tục tài trợ Dự án Hợp tác Kỹ thuật “Tăng cường tính hiệu quả của Hệ thống Thông quan Hàng hóa Tự động của Việt Nam"
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết, Tổ chức này tiếp tục tài trợ Dự án Hợp tác Kỹ thuật “Tăng cường tính hiệu quả của Hệ thống Thông quan Hàng hóa Tự động của Việt Nam (VNACCS)” chính thức bắt đầu từ tháng 8 năm 2015.
Dự án này nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động hiệu quả của hệ thống hải quan điện tử mới có tên là VNACCS/VCIS ( Hệ thống thông tin Hải quan ) , và là Dự án tiếp nối cho Dự án Hợp tác Kỹ thuật hiện tại có tên “Dự án Thúc đẩy Hải quan điện tử tại Việt Nam” sẽ khép lại vào cuối tháng này.
Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật hiện tại đã được vận hành từ tháng 4/2012 song song cùng với Dự án Viện trợ không hoàn lại “Hải quan điện tử và C ơ chế một cửa Quốc gia trong Hiện đại hóa Hải quan” (3/2012 – 3/2014).
Dựa trên những hỗ trợ của dự án Viện trợ không hoàn lại về xây dựng hệ thống, Dự án Hợp tác Kỹ thuật hiện tại đã hỗ trợ về công tác vận hành hệ thống VNACCS/VCIS, nh ư xây dựng hệ thống pháp luật cần thiết, nâng cao năng lực người sử dụng hệ thống bao gồm cả khối công chức hải quan với hơn 10.000 người và khối doanh nghiệp tư nhân với hơn 15.000 người.
Từ khi hệ thống được đưa vào vận hành vào tháng 4/2014, VNACCS/VCIS đã hoạt động ổn định và góp phần tạo thuận lợi th ương mại ở Việt Nam. Xấp xỉ 99% số lượng tờ khai xuất nhập khẩu đ ã được thực hiện thông qua VNACCS. Trong năm đầu tiên triển khai (từ 1/4/2014 đến 31/3 2015), có tổng số 56.000 doanh nghiệp đã nộp tờ khai thông qua hệ thống, tổng số tờ khai vào khoảng 6,74 triệu l ượt, tổng doanh thu đạt khoảng 271,5 triệu Đôla Mỹ.
Một cuộc khảo sát do Tổng cục Hải quan Việt Nam (GDVC) kết hợp với Phòng Th ương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành tại một Chi cục Hải quan tại TP H ồ C hí M inh vào tháng 10 năm 2014 đ ã chứng minh, với việc áp dụng hệ thống VNCCS/VCIS, thời gian thông quan nhập khẩu và xuất khẩu trung bình đã giảm xuống 18% và 58% so với năm trước, giúp tiết kiệm chi phí trong thương mại quốc tế đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện tại không phải tất cả các chức năng/nghiệp vụ của VNACCS/VCIS đã được đưa vào vận hành, đồng thời, cả phía hải quan và doanh nghiệp đều có những yêu cầu cải tiến hệ thống. Bên cạnh đó, tạo thuận lợi thương mại thông qua vận hành hệ thống một cách hiệu quả cũng có thể được nâng cao hơn nữa bằng cách áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan nhằm tránh thất thoát thuế. Dự án Hợp tác Kỹ thuật tiếp theo sẽ giải quyết vấn đề này nhằm h ướng đến nâng cao hiệu quả hệ thống VNACCS/VCIS.
Hoạt động từ tháng 8/2015 đến tháng 6/2018, Dự án Hợp tác Kỹ thuật tiếp theo dự kiến sẽ đạt được 3 kết quả sau: Xác định các hoạt động định hướng trong tương lai để tăng cường khả năng ứng dụng hệ thống VNACCS/VCIS; Tinh giản và nâng cao hoạt động kiểm tra sau thông quan; và Tăng cường năng lực nghiệp vụ quản lý rủi ro của các công chức hải quan.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()