Ít nhất 43 người thiệt mạng do sóng thần ở Indonesia
Vị trí của núi lửa Đứa con của Krakatau
Thông báo trên kênh Metro TV sáng nay, Người đứng đầu Trung tâm thông tin và quan hệ công chúng thuộc BNPB, ông Sutopo Purwo Nugroho cho biết BNPB đang tập hợp lại các báo cáo về hậu quả do cơ sóng thần gây ra tại eo biển Sunda, đặc biệt là các khu vực Serang, Pandeglang và Bắc Lampung.
Ông Nugroho cho hay, hàng trăm ngôi nhà, chín khách sạn và 10 thuyền máy bị hư hại nặng nề.
“Tại thời điểm xảy ra sóng thần có rất nhiều khách du lịch đang di dọc bãi biển Pandeglang”, ông Sutopo nói.
Các báo cáo lúc đầu thông tin có ít nhất 20 người chết và 165 người bị thương, và số người thiệt mạng dự kiến còn tăng cao.
Người phát ngôn của BNPB cho biết các thiết bị máy móc đã được triển khai để sơ tán người dân ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng và chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp.
BNPB cũng cảnh báo người dân và du khách không được thực hiện bất kỳ hoạt động nào dọc bãi biển vào thời gian này, đồng thời bình tĩnh và nghe theo khuyến cáo, chỉ dẫn của cơ quan chức năng.
Theo Trung tâm khí tượng và địa chất (BMKG) Indonesia, vào lúc 9 giờ tối qua một cơn sóng thần đã bất ngờ ập vào khu vực bờ biển ở eo biển Sunda giữa đảo Sumatra và đảo Java. BMKG ghi nhận các đợt sóng có chiều cao trung bình từ một đến hai mét tại khu vực Banten và Lampung. Mặc dù đây chỉ là cơn sóng thần nhỏ nhưng do cùng thời điểm đó có các đợt sóng cao nên cơn sóng thần ập vào bờ biển gây ra thiệt hại lớn.
Nguyên nhân gây ra sóng thần đang được BMKG nghiên cứu, nhưng nhiều khả năng gây ra do các trận lở đất dưới đáy biển do sự phun trào của núi lửa “Đứa con của Krakatau” kết hợp với thủy triều.
Núi lửa “Đứa con của Krakatau” là một núi lửa nhỏ dưới đại dương mới hình thành hơn 50 năm sau trận phun trào lịch sử của núi lửa Krakatau vào năm 1883. Núi lửa “Đứa con của Krakatau” hiện là một trong 127 núi lửa đang hoạt động ở Indonesia.
Theo Nhandan
Ý kiến ()