Iran tuyên bố sẵn sàng nâng mức làm giàu uranium lên cấp độ cao hơn
Theo bản thỏa thuận hạt nhân lịch sử được Iran và nhóm P5 1 ký kết năm 2015, Iran sẽ giới hạn các hoạt động phát triển hạt nhân để đổi lấy lệnh gỡ bỏ trừng phạt từ phía cộng đồng thế giới. Cụ thể, bản thỏa thuận này chỉ cho phép Iran làm giàu uranium ở mức độ 3,67%, thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết là 90% để có thể chế tạo vũ khí hạt nhân.
“Tất nhiên là chúng tôi đã thông qua một số biện pháp nhằm chuẩn bị nền tảng cho các hoạt động nâng mức làm giàu uranium trong trường hợp cần thiết, và nếu như tiến trình đàm phán với châu Âu thất bại…Chúng tôi cũng tiếp tục thực hiện và tuân thủ những nghĩa vụ quy định trong bản Kế hoạch hành động chung toàn diện – JCPOA” – ông Kamalvandi nói.
Theo JCPOA – thường được nhắc tới với tên gọi bản thỏa thuận hạt nhân lịch sử được Iran và nhóm P5 1 (gồm: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Đức) ký kết năm 2015, Iran sẽ giới hạn các hoạt động phát triển hạt nhân để đổi lấy lệnh gỡ bỏ trừng phạt từ phía cộng đồng thế giới. Cụ thể, JCPOA chỉ cho phép Iran làm giàu uranium ở mức độ 3,67%, thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết là 90% để có thể chế tạo vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, theo lập luận của phát ngôn viên AEOI thì trong bối cảnh hiện nay, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran cần cân nhắc tới mọi kịch bản và sẵn sàng tâm thế cho mọi tình huống.
Trước đó, vào tháng 6/2018, Iran đã công bố kế hoạch lắp đặt thêm các máy ly tâm mới để có thể tăng cường năng lực làm giàu uranium nhằm lường trước kịch bản các vòng đàm phán với EU về JCPOA bị sụp đổ. Tuy nhiên, nước Cộng hòa Hồi giáo này vẫn bác bỏ khả năng sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân.
Vào tháng 5/2018, Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran. Động thái trên của Mỹ đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và đẩy mối quan hệ giữa nước này với châu Âu trở nên căng thẳng. Nhiều nước châu Âu đã tuyên bố sẽ tiếp tục ở lại JCPOA và lên tiếng trấn an Iran rằng nước này sẽ được bảo toàn các lợi ích kinh tế nếu còn tiếp tục giữ vai trò là một bên tham gia bản thỏa thuận hạt nhân lịch sử.
Đầu tháng này, một số nước gồm: Anh, Pháp và Đức đã đưa ra một loạt sự bảo đảm kinh tế đối với Iran, tuy nhiên biện pháp này đã được Tehran đánh giá là “không đầy đủ”. Ngày 17/7, các nước châu Âu tiếp tục đưa ra động thái mới nhằm thuyết phục Iran ở lại JCPOA khi quan chức cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của EU Federica Mogherini cho biết, các nước châu Âu đã kích hoạt trở lại một đạo luật cấm các công ty tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Iran.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 16/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Bahram Ghasemi cho biết, các vòng đàm phán giữa Iran và EU nhằm cứu vãn tương lai của JCPOA vẫn đang tiếp tiễn và có thể sẽ kéo dài trong vài tuần tới./.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()