Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF Christine Lagarde hôm qua đã phải lên tiếng thúc giục các quốc gia thành viên nhanh chóng thực hiện thoả thuận tăng gấp đôi nguồn lực tài chính hiện có của quỹ và trao cho các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc quyền biểu quyết lớn hơn trong tổ chức cho vay toàn cầu này. Bà Lagarde: "187 quốc gia thành viên của IMF từ nay đến tháng 10-2012 phải đưa ra biểu quyết cần thiết để thực hiện quyết định tăng gấp đôi quỹ" Những thay đổi đối với cam kết đóng góp tài chính của các thành viên và quyền biểu quyết của họ trong IMF là cần thiết trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone ngày càng tồi tệ và tăng trưởng toàn cầu được dự báo suy giảm trong năm 2012.Bà Lagarde nói 187 quốc gia thành viên của IMF từ nay đến tháng 10-2012 phải đưa ra biểu quyết cần thiết để thực hiện quyết định tăng gấp đôi quỹ, đồng thời yêu cầu các quốc gia thành viên phải nỗ lực hết sức để đưa gói cải cách 2010 vào...
Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF Christine Lagarde hôm qua đã phải lên tiếng thúc giục các quốc gia thành viên nhanh chóng thực hiện thoả thuận tăng gấp đôi nguồn lực tài chính hiện có của quỹ và trao cho các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc quyền biểu quyết lớn hơn trong tổ chức cho vay toàn cầu này.
Bà Lagarde: “187 quốc gia thành viên của IMF từ nay đến tháng 10-2012
phải đưa ra biểu quyết cần thiết để thực hiện quyết định tăng gấp đôi quỹ”
Những thay đổi đối với cam kết đóng góp tài chính của các thành viên và quyền biểu quyết của họ trong IMF là cần thiết trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone ngày càng tồi tệ và tăng trưởng toàn cầu được dự báo suy giảm trong năm 2012.
Bà Lagarde nói 187 quốc gia thành viên của IMF từ nay đến tháng 10-2012 phải đưa ra biểu quyết cần thiết để thực hiện quyết định tăng gấp đôi quỹ, đồng thời yêu cầu các quốc gia thành viên phải nỗ lực hết sức để đưa gói cải cách 2010 vào hiệu lực trước hội nghị hàng năm của tổ chức này vào trung tuần tháng 10-2012 tại Tokyo.
Thoả thuận này đạt được tại Hàn Quốc vào tháng 10-2010. Theo đó, ban lãnh đạo của IMF đã nhất trí chuyển hơn 6% quyền bỏ phiếu tại IMF từ các nền kinh tế công nghiệp phát triển sang cho các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và tăng gấp đôi nguồn lực của quỹ này lên khoảng 755 tỷ USD. Điều này sẽ đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có tiếng nói quan trọng thứ ba trong IMF.
Tính đến ngày 12-12 năm nay, mới chỉ có 53 nước, chiếm 36% cam kết đóng góp tài chính trong IMF, thông qua gói thay đổi này. Trong khi đó, để gói cải cách được thông qua cần có sự nhất trí của số quốc gia chiếm 70% cam kết đóng góp tài chính. Một số quốc gia cần có sự phê chuẩn của quốc hội như Mỹ.
Và quốc hội Mỹ chính là trở ngại lớn nhất cho việc thông qua những thay đổi này, nơi đảng Cộng hoà đang nhắm tới bất kỳ động thái nào của IMF nhằm giải cứu các quốc gia Eurozone đang gặp rắc rối khi nói rằng, họ không muốn tiền của người Mỹ bị đổ vào việc giải cứu này.
Bởi vậy, vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được đưa ra thảo luận ở Quốc hội Mỹ. Thêm vào đó, một số nghị sỹ Mỹ đang cố gắng rút lại mức tín dụng trị giá 100 tỷ USD mà Mỹ đã đóng góp cho IMF trong thời kỳ cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.
Theo Nhandan
Ý kiến ()