Hy Lạp tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng
Hãng Tân Hoa xã ngày 28-5, dẫn nguồn tin Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết, bốn ngân hàng lớn nhất nước này được tái cấp vốn với tổng cộng 18 tỷ ơ-rô.Theo Bộ Tài chính Hy Lạp, việc chuyển giao nguồn vốn từ Quỹ ổn định tài chính Hellenic (HFSF) cho bốn ngân hàng lớn nhất của Hy Lạp gồm, Ngân hàng Quốc gia Hy Lạp, Ngân hàng Alpha, Ngân hàng Piraeus và Eurobank được thực hiện nhằm hỗ trợ khu vực ngân hàng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ ở nước này đang đối mặt nguy cơ rơi vào vòng xoáy mới. Việc bơm vốn sẽ giúp khôi phục mức độ an toàn vốn của các ngân hàng, bảo đảm sự tiếp cận với nguồn tài chính từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và hệ thống ngân hàng châu Âu, giúp các ngân hàng này có đủ nguồn lực tài chính hỗ trợ nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) tiếp tục giải ngân khoản viện trợ theo thỏa thuận đã đạt được giữa Hy Lạp với Liên hiệp...
Hãng Tân Hoa xã ngày 28-5, dẫn nguồn tin Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết, bốn ngân hàng lớn nhất nước này được tái cấp vốn với tổng cộng 18 tỷ ơ-rô.
Theo Bộ Tài chính Hy Lạp, việc chuyển giao nguồn vốn từ Quỹ ổn định tài chính Hellenic (HFSF) cho bốn ngân hàng lớn nhất của Hy Lạp gồm, Ngân hàng Quốc gia Hy Lạp, Ngân hàng Alpha, Ngân hàng Piraeus và Eurobank được thực hiện nhằm hỗ trợ khu vực ngân hàng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ ở nước này đang đối mặt nguy cơ rơi vào vòng xoáy mới. Việc bơm vốn sẽ giúp khôi phục mức độ an toàn vốn của các ngân hàng, bảo đảm sự tiếp cận với nguồn tài chính từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và hệ thống ngân hàng châu Âu, giúp các ngân hàng này có đủ nguồn lực tài chính hỗ trợ nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) tiếp tục giải ngân khoản viện trợ theo thỏa thuận đã đạt được giữa Hy Lạp với Liên hiệp châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về gói cứu trợ thứ hai hỗ trợ nước này.
* Trong khi khó khăn kinh tế ở Hy Lạp chưa được tháo gỡ, tình trạng nợ công ở Tây Ban Nha diễn biến phức tạp càng làm tăng nguy cơ về sự đổ vỡ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Thủ tướng Tây Ban Nha M.Ra-hoi vừa tuyên bố chi phí vay của nước này đã lên tới 7%, mức nguy hiểm nhất trong mười năm qua và cổ phiếu của Bankia, ngân hàng lớn thứ tư của Tây Ban Nha, đã rơi xuống mức thấp kỷ lục sau khi Chính phủ cho biết nợ công của nước này có thể sẽ lên tới 79,8% GDP trong năm nay.
* Ngày 28-5, Thủ tướng Anh Đ.Ca-mê-rôn đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp các nhà hoạch định chính sách tài chính nước này để thảo luận về kế hoạch dự phòng đối phó khả năng sụp đổ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Trước đó, Bộ trưởng Nội vụ Anh T.May cho biết, Anh đang lên kế hoạch kiểm soát người nhập cư khẩn cấp để hạn chế làn sóng nhập cư của người Hy Lạp và cư dân các nước EU vào Anh trong trường hợp đồng ơ-rô sụp đổ. Kinh tế Anh hiện đang gặp khó khăn với tăng trưởng âm 0,3% trong quý I-2012.
Theo Nhandan
Ý kiến ()