Hy Lạp đạt thỏa thuận về điều kiện cứu trợ
* Kinh tế Ác-hen-ti-na bị hạ bậc tín nhiệmTheo Tân Hoa xã, Thủ tướng Hy Lạp A.Xa-ma-rát cho biết, nước này đã đạt thỏa thuận với "bộ ba chủ nợ", gồm Liên hiệp châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), về các biện pháp cắt giảm chi tiêu là điều kiện giải ngân khoản 31,5 tỷ ơ-rô giúp Hy Lạp tránh nguy cơ vỡ nợ.Gói biện pháp này cần được QH Hy Lạp phê chuẩn. Roi-tơ cho biết, phần đông các nghị sĩ QH Hy Lạp nói sẽ ủng hộ kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" mới của Chính phủ. Ông Xa-ma-rát nhấn mạnh, việc QH thông qua dự luật này sẽ giúp Hy Lạp ở lại Eurozone và thoát khỏi khủng hoảng. Ngày 31-10, Bộ trưởng Tài chính các nước Eurozone họp tại Brúc-xen (Bỉ) thảo luận gói cải cách mới của Hy Lạp để quyết định có giải ngân cứu trợ A-ten hay không. * Trước đó, theo Tân Hoa xã, Thủ tướng Đức A.Méc-ken cùng lãnh đạo IMF, WB, WTO và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã có cuộc gặp chung tại Béc-lin (Đức), thảo...
* Kinh tế Ác-hen-ti-na bị hạ bậc tín nhiệm
Theo Tân Hoa xã, Thủ tướng Hy Lạp A.Xa-ma-rát cho biết, nước này đã đạt thỏa thuận với “bộ ba chủ nợ”, gồm Liên hiệp châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), về các biện pháp cắt giảm chi tiêu là điều kiện giải ngân khoản 31,5 tỷ ơ-rô giúp Hy Lạp tránh nguy cơ vỡ nợ.
Gói biện pháp này cần được QH Hy Lạp phê chuẩn. Roi-tơ cho biết, phần đông các nghị sĩ QH Hy Lạp nói sẽ ủng hộ kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” mới của Chính phủ. Ông Xa-ma-rát nhấn mạnh, việc QH thông qua dự luật này sẽ giúp Hy Lạp ở lại Eurozone và thoát khỏi khủng hoảng. Ngày 31-10, Bộ trưởng Tài chính các nước Eurozone họp tại Brúc-xen (Bỉ) thảo luận gói cải cách mới của Hy Lạp để quyết định có giải ngân cứu trợ A-ten hay không.
* Trước đó, theo Tân Hoa xã, Thủ tướng Đức A.Méc-ken cùng lãnh đạo IMF, WB, WTO và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã có cuộc gặp chung tại Béc-lin (Đức), thảo luận cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone. Tuyên bố chung sau cuộc họp kêu gọi các nước trong khu vực tiếp tục tiến hành cải cách mạnh mẽ, củng cố ngân sách và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh, quá trình phục hồi kinh tế thế giới vẫn chưa ổn định, lòng tin của giới đầu tư và thị trường tài chính chưa trở lại mức trước khủng hoảng. Eurozone cần cải cách toàn diện để bảo đảm tăng trưởng bền vững.
* Theo Roi-tơ, Mỹ và EU đã khởi động các cuộc đàm phán chính thức về một thỏa thuận thúc đẩy quan hệ đối tác thương mại xuyên Đại Tây Dương lớn nhất thế giới. Báo cáo của nhóm chuyên gia hai bên, dự kiến công bố chính thức vào tháng 12 tới, cho biết đây sẽ là một thỏa thuận toàn diện nhất về hợp tác thương mại giữa Mỹ và châu Âu. Nghị viện châu Âu (EP) cũng đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại song phương EU – Mỹ vào năm 2013.
* Hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) thông báo hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm của nền kinh tế Ác-hen-ti-na, từ “B” xuống “B-“, do các rủi ro trong hệ thống tài chính của nước này gia tăng. S&P cũng lo ngại về nguy cơ tăng trưởng tiêu cực của nền kinh tế Ác-hen-ti-na và cảnh báo thứ hạng tín nhiệm của Ác-hen-ti-na có thể tiếp tục bị đánh tụt, nếu tình hình kinh tế tiếp tục xấu đi.
* Ngân hàng số 1 Thụy Sĩ UBS vừa thông báo kế hoạch tái cơ cấu mạnh mẽ, theo đó, đến năm 2015 sẽ cắt giảm gần mười nghìn nhân viên tại các chi nhánh trên toàn thế giới. Trong đó, có khoảng 2.500 nhân viên tại Thụy Sĩ, số còn lại tại các chi nhánh ở Mỹ và Anh. Ngân hàng Đầu tư thuộc UBS được tái cấu trúc toàn bộ hoạt động kinh doanh, giúp UBS mỗi năm tiết kiệm khoảng 3,4 tỷ phrăng Thụy Sĩ. Quyết định trên đưa ra sau khi báo cáo kinh doanh quý III-2012 cho thấy, UBS đã lỗ 2,2 tỷ phrăng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()