LSO-So với năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 của huyện Chi Lăng giảm tới 8%, nghĩa là hộ nghèo chỉ còn chiếm khoảng 18% (tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 đang rà soát). Để có được kết quả này, những năm qua, các cấp, các ngành trong huyện đã tích cực chỉ đạo, triển khai nhiều biện pháp. Qua đó, góp phần giảm nghèo một cách bền vững. Phát triển chăn nuôi hộ gia đình ở xã Hoà Bình, huyện Chi LăngÔng Lô Văn Thiện, Trưởng phòng Dân tộc huyện Chi Lăng cho biết: thực hiện Quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn; ngay sau khi nhận được các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện, huyện Chi Lăng đã nhanh chóng triển khai sâu rộng tới các xã trong toàn huyện. Để công tác hỗ trợ mang lại hiệu quả và đúng đối tượng, phòng Dân tộc đã phối hợp với phòng LĐ – TB&XH tiến hành rà soát những hộ nghèo trên địa bàn, sau đó tổng hợp danh sách hộ nghèo trong từng xã để có...
LSO-So với năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 của huyện Chi Lăng giảm tới 8%, nghĩa là hộ nghèo chỉ còn chiếm khoảng 18% (tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 đang rà soát). Để có được kết quả này, những năm qua, các cấp, các ngành trong huyện đã tích cực chỉ đạo, triển khai nhiều biện pháp. Qua đó, góp phần giảm nghèo một cách bền vững.
Phát triển chăn nuôi hộ gia đình ở xã Hoà Bình, huyện Chi Lăng
Ông Lô Văn Thiện, Trưởng phòng Dân tộc huyện Chi Lăng cho biết: thực hiện Quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn; ngay sau khi nhận được các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện, huyện Chi Lăng đã nhanh chóng triển khai sâu rộng tới các xã trong toàn huyện. Để công tác hỗ trợ mang lại hiệu quả và đúng đối tượng, phòng Dân tộc đã phối hợp với phòng LĐ – TB&XH tiến hành rà soát những hộ nghèo trên địa bàn, sau đó tổng hợp danh sách hộ nghèo trong từng xã để có sự hỗ trợ kịp thời. Hiện trên địa bàn huyện Chi Lăng có tất cả 17 xã được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định 102. Để công tác hỗ trợ được chặt chẽ, nghiêm túc, phòng Dân tộc huyện thường xuyên làm tốt khâu hướng dẫn, chỉ đạo, đồng thời tiến hành kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với những địa phương chậm triển khai. Với hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt, năm 2012, trên địa bàn có 2.621 hộ nghèo được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra. Đó là nguồn động viên đáng kể với bà con có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ thêm tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước, vươn lên để phát triển kinh tế gia đình.
Không chỉ hỗ trợ tiền mặt mà các giải pháp nhằm giúp bà con vùng khó khăn giảm nghèo bền vững cũng được các cấp, các ngành huyện Chi Lăng quan tâm. Trong đó, việc thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được coi là một trong những hoạt động hiệu quả. Thực hiện theo công văn số 62/UBND – DT của UBND huyện, phòng Dân tộc đã chỉ đạo các xã khẩn trương họp dân đăng ký các hạng mục hỗ trợ và liên hệ các đơn vị cung ứng vật tư, giống cây trồng cho các hộ nghèo phát triển sản xuất. Theo đó, những địa phương thuộc diện được hỗ trợ đã tích cực triển khai và tập hợp danh sách đầy đủ, đúng đối tượng. Trong năm 2012, trên địa bàn đã hỗ trợ được hơn 1 tấn ngô giống, khoảng 6 tấn phân bón và 9 tấn phân lân các loại cho gần 500 hộ nghèo với tổng kinh phí 488 triệu đồng. Qua đó, giúp họ có điều kiện chăm sóc cây trồng tốt hơn. Bên cạnh hỗ trợ sản xuất, Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện đã chỉ đạo các địa phương, các ngành liên quan chú trọng việc hướng dẫn hộ nghèo kiến thức về tổ chức sản xuất, thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Năm qua, trên địa bàn đã tổ chức được 7 lớp tập huấn về canh tác, chăn nuôi, kỹ thuật sử dụng máy nông nghiệp… cho khoảng 400 học viên là nhân dân tại các địa phương đặc biệt khó khăn. Nhờ vậy đã góp phần nâng cao kiến thức cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo vùng khó khăn vươn lên phát triển kinh tế.
Hiện nay, trên địa bàn còn 2 xã Hữu Kiên và Liên Sơn là xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện. Để tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn, huyện tiếp tục huy động các nguồn lực về vốn, lao động, thực hiện tích cực và đồng bộ các chương trình phát triển nông – lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông nông thôn gắn với thực hiện các chương trình hỗ trợ, các dịch vụ cho người nghèo… Trong đó, tập trung đầu tư nhằm phát huy các lợi thế của từng địa phương, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa kinh tế huyện ngày càng phát triển.
Hoàng Huấn
Ý kiến ()