LSO-Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài và cần những nguồn lực rất lớn. Ngoài vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn tài trợ khác thì phần đóng góp của cộng đồng có vai trò đặc biệt quan trọng.Nhìn ra những địa phương khác đã và đang thành công trong xây dựng nông thôn mới thì nguồn lực đầu tư tính ra cũng phải hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng. Trong đó phần đóng góp của nhân dân rất lớn, có những địa phương đã huy động được gần 20 tỷ đồng từ nhân dân, có những gia đình đã đóng góp cả chục triệu đồng cho xây dựng nông thôn mới. Nhìn lại, người nông dân Xứ Lạng còn gặp rất nhiều khó khăn, vậy thì lấy đâu ra số tiền đó để đóng góp? Không chỉ người dân, mà rất nhiều lãnh đạo ở các xã, thậm chí lãnh đạo các huyện cũng rất băn khoăn về vấn đề này.Cây cầu sức dân ở Tân Tiến (Tràng Định)Trên thực tế, nếu tìm hiểu và phân tích một cách thấu...
LSO-Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài và cần những nguồn lực rất lớn. Ngoài vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn tài trợ khác thì phần đóng góp của cộng đồng có vai trò đặc biệt quan trọng.
Nhìn ra những địa phương khác đã và đang thành công trong xây dựng nông thôn mới thì nguồn lực đầu tư tính ra cũng phải hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng. Trong đó phần đóng góp của nhân dân rất lớn, có những địa phương đã huy động được gần 20 tỷ đồng từ nhân dân, có những gia đình đã đóng góp cả chục triệu đồng cho xây dựng nông thôn mới. Nhìn lại, người nông dân Xứ Lạng còn gặp rất nhiều khó khăn, vậy thì lấy đâu ra số tiền đó để đóng góp? Không chỉ người dân, mà rất nhiều lãnh đạo ở các xã, thậm chí lãnh đạo các huyện cũng rất băn khoăn về vấn đề này.
|
Cây cầu sức dân ở Tân Tiến (Tràng Định) |
Trên thực tế, nếu tìm hiểu và phân tích một cách thấu đáo về huy động nguồn lực của nhân dân thì sẽ tránh được cái nhìn phiến diện và tháo gỡ được những điều còn khúc mắc. Nguồn lực từ nhân dân không chỉ bằng tiền mặt thì mới tính là đóng góp. Trong xây dựng nông thôn mới, nguồn đóng góp của cộng đồng được nêu rất rõ, đó là công sức, tiền của đầu tư cải tạo nhà ở, xây mới và nâng cấp các công trình vệ sinh phù hợp tiêu chuẩn; cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và có thu nhập; cải tạo cổng, ngõ, tường rào…; đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh hộ gia đình để tăng thu nhập và đóng góp để xây dựng các công trình công cộng bằng nhiều hình thức. Như vậy xét ra, việc người dân chủ động phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải tạo nhà ở và các công trình khác phục vụ cho chính nhu cầu của gia đình mình cũng là một hình thức đóng góp. Rộng hơn nữa và ở một hình thức cao hơn nữa là đóng góp công sức, hiến đất…để xây dựng các công trình công cộng. Một ví dụ rất điển hình là ở thôn Sầm xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Theo sự vận động của xã, các hộ gia đình đã bỏ công sức cải tạo lại cổng nhà, tường bao, thậm chí mỗi gia đình còn lùi cổng lại để tạo điều kiện cho việc mở rộng đường làng, ngõ xóm. Ngoài ra họ chủ động xây dựng các mô hình sản xuất mới để tăng thu nhập cho chính gia đình mình. Bằng sự đóng đóng góp như thế, trải qua gần 2 năm xây dựng nông thôn mới, Tân Thịnh đã huy động được khoảng 18 tỷ đồng từ nhân dân. Ví dụ ở ngoài tỉnh nghe thì có vẻ hơi xa xôi, trên thực trong những năm qua, những hình thức đóng góp như thế ở Lạng Sơn cũng đã rất phổ biến. Ở xã Tân Tiến, huyện Tràng Định, chỉ 3 năm trở lại đây đã có 2 cá nhân tự bỏ hàng chục triệu đồng để xây cầu vượt sông, vừa tạo điều kiện để phát triển kinh tế gia đình, vừa tạo thuận lợi cho cộng đồng. Hay như năm trước ở thôn Bến Cốn, xã Minh Tiến, huyện Hữu Lũng, nhân dân đã đóng góp công sức làm cầu qua suối Vân Nham, tiết kiệm cho nhà nước trên 2 trăm triệu đồng. Có ông Trưởng thôn Khau Chạy ở xã Bính Xá, Đình Lập và một số người dân ở huyện Văn Quan đã hiến đất để xây trường học… Ví dụ phổ biến hơn là trong những năm qua người dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng triệu ngày công và nhiều tỷ đồng cùng với sự hỗ trợ của tỉnh để làm đường giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương… Đó là những đóng góp rất to lớn, vừa góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho chính cộng đồng ở nơi đó, vừa góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.
Tuy nhiên trong quá trình đó, cũng vẫn còn những địa phương chưa phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể ở các địa phương, vì vậy việc vận động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân còn nhiều hạn chế, cũng vì thế mà chưa phát huy được tối đa được nội lực, khơi dậy sức mạnh từ cộng đồng. Huy động sức dân để xây dựng nông thôn mới, thoạt nghe thì có vẻ như rất khó khăn, những thực chất đó là những việc mà Lạng Sơn đã và đang làm, chỉ có điều là làm thế nào để phát huy cao hơn nữa, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa nguồn nội lực này mà thôi. Đây cũng là lúc chính quyền, tổ chức đoàn thể ở cơ sở phát huy vai trò của mình. Nông dân là chủ thể của nông thôn mới và cũng chính từ nguồn lực, từ sức mạnh nơi họ có vai trò quyết định đến sự thành công của nông thôn mới.
Lê Minh
Ý kiến ()