Thứ 5, 26/12/2024 07:41 [(GMT +7)]
Hữu Lũng ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất
Thứ 3, 18/10/2011 | 09:02:00 [(GMT +7)] A A
Cùng với đó, công tác khuyến công phục vụ và hỗ trợ cho phát triển sản xuất, kinh doanh ở nông thôn được huyện chú trọng. Thời gian qua, huyện đã hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh địa phương phát triển như: đào tạo nghề thêu ren tại xã Minh Tiến; xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất, chế biến gỗ tại các cơ sở tư nhân; mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất vôi bột; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý kinh tế cho lãnh đạo và kế toán các doanh nghiệp. Từ đó, đã tạo ra nhiều việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông thôn mới.
LSO-Với trên 80% dân số làm nông nghiệp, để góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân, từng bước làm thay đổi diện mạo các vùng nông thôn của địa phương, những năm qua, huyện Hữu Lũng đặc biệt quan tâm, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất và đạt được những kết quả nhất định.
Tham quan mô hình nuôi giun quế tại huyện Hữu Lũng |
Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND huyện cho biết: những năm qua, huyện đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt các cấp ủy đảng, các đoàn thể, cơ quan thực hiện tốt việc tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của KHCN trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện sự chỉ đạo của huyện, cơ quan chuyên môn đã tích cực triển khai các chương trình, dự án, đề tài. Từ năm 2001 đến nay, nhiều tiến bộ KHCN về sản xuất nông nghiệp được chú trọng ứng dụng triển khai có hiệu quả.
Đối với cây lương thực, đã đưa được các giống lúa, ngô lai có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất như: lúa Nhị ưu 838, Nam ưu 64, Sán ưu 63, Syl-6, BIO 404; các giống ngô: DK999, NK4300, NK54, NK66, 67, 6654…góp phần đưa năng suất lúa bình quân từ 39,9 tạ/ha năm 2011 đến nay lên trên 42 tạ/ha; năng suất ngô từ 41,24 tạ/ha lên 45,75 tạ/ha…Huyện đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật triển khai tập huấn kiến thức kỹ thuật chăm sóc, cách phòng trừ sâu bệnh, ứng dụng một số chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá ở giai đoạn đậu quả, nuôi dưỡng quả ở cây vải, nhãn, na cho nông dân nhằm nâng cao chất lượng, trọng lượng quả, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với cây lâm nghiệp, huyện chú trọng đưa các giống cây rừng có năng suất cao vào sản xuất, đặc biệt là đưa công nghệ giống bạch đàn mô vào sản xuất từ năm 2004, sản lượng 1 triệu cây hàng năm, cung cấp trong huyện và các tỉnh khác; tăng cường tuyên truyền sản xuất giống keo hom, bạch đàn hom. Nhờ vậy, diện tích trồng cây hom hàng năm đạt từ 80 – 90%, sản lượng gỗ tăng lên rõ rệt, năm 2001, bình quân 1 ha rừng trồng cây hạt chu kỳ 8-10 năm đạt 60m3. Đến nay 1 ha trồng cây hom chu kỳ 6 năm đạt sản lượng 120 đến 150 m3.
Bên cạnh những chương trình do các cơ quan thuộc khối nông nghiệp của huyện triển khai, nhiều chương trình nghiên cứu, ứng dụng vào sản xuất được Sở Khoa học và Công nghệ và các tổ chức khác quan tâm triển khai tại huyện như: Đề tài nghiên cứu, cải tạo vườn nhãn, vải, xử lý cho nhãn ra hoa trái vụ, rải vụ vải do Viện Nghiên cứu rau quả triển khai; đề tài nghiên cứu khu vực hóa giống nhãn chín muộn Hà Tây, Hưng Yên; các chương trình do Phòng Nông nghiệp huyện triển khai, được Sở Khoa học và Công nghệ đầu tư nghiên cứu, ứng dụng trên địa bàn, gồm: nghiên cứu nuôi tắc kè; thử nghiệm nuôi cá lăng chấm, lợn rừng lai sinh sản; lươn, dế sinh sản và thương phẩm, cây keo úc, ổi không hạt…
Để triển khai có hiệu quả các mô hình, đề án, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường tập huấn kiến thức kỹ thuật, công nghệ về nhiều lĩnh vực, nâng cao nhận thức cho nông dân được trên 400 lớp với trên 20.200 lượt người tham gia, tập trung vào các nội dung như: kỹ thuật chăm sóc các loại cây trồng, giới thiệu giống mới, chuyển đổi một số giống cây trồng địa phương sang giống lai có năng suất cao; tập huấn kiến thức bảo vệ thực vật, về chăn nuôi, thú y, bố trí cơ cấu mùa vụ, tính toán hạch toán trong sản xuất nông nghiệp.
Cùng với đó, công tác khuyến công phục vụ và hỗ trợ cho phát triển sản xuất, kinh doanh ở nông thôn được huyện chú trọng. Thời gian qua, huyện đã hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh địa phương phát triển như: đào tạo nghề thêu ren tại xã Minh Tiến; xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất, chế biến gỗ tại các cơ sở tư nhân; mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất vôi bột; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý kinh tế cho lãnh đạo và kế toán các doanh nghiệp. Từ đó, đã tạo ra nhiều việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông thôn mới.
Đức Anh
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()